Trang chủ / Uncategorized / Chăm sóc cây tắc ra nhiều trái

Chăm sóc cây tắc ra nhiều trái

Cây tắc hay được trồng làm cây cảnh, thậm chí làmbonsai. Ở Trung Quốc và Việt Nam, cây tắc ra trái hay được trưng bày vào dịp Tết vì người ta cho rằng tắc là biểu tượng của may mắn.

IMG_1399 nenQuả tắc tươi ngâm mật làm thức uống; rễ, lá quả, hạt dùng làm thuốc. Tán cây tròn, cành dày, lá hình bầu dục, dày, màu xanh. Tháng 6 nở hoa trắng, trong năm nở hoa 3 – 4 lần, tháng 11 trái chín và lâu rụng. Vỏ tắc ăn rất thơm, lá có thể pha trà, có tác dụng chữa viêm khí quản. Tắc ưa sáng, mọc nơi đất pha cát tươi xốp hơn chua, thoát nước, chịu được lạnh. Cây tắc trồng chậu đến tháng 4, chuyển ra ngoài, tỉa thưa mạnh, cắt bỏ cành yếu, sâu bệnh để tiết kiệm dinh dưỡng, thông thoáng gió kích thích mọc chồi mới.

Tháng 5 cách 10-12 ngày bón phân 1 lần. Tháng 6 bón phân, tưới nước và hái ngọn để tập trung cho cây ra trái. Trồng tắc phải ý thức được rằng làm sao có trái nhiều vào dịp Tết. Tháng 7- 8 trước lúc ra hoa phải bón đủ phân tăng thêm lượng trái.
Trong mùa nhiều hoa, nước và phân nên giảm bớt, khi trái đã to thì không bón. Nếu cây sinh trưởng kém thì cần phải bón phân, chú ý không bón phân trực tiếp vào rễ.

 Muốn Tết tắc cho nhiều trái, cần phải nắm mấy khâu mấu chốt sau:

– Tỉa thưa hợp lý: Sau Tết nhiệt độ lên cao, tắc mọc nhanh, phải tiến hành tỉa thưa, chọn 3-5 cành chính để lại, còn lại cần phải tỉa bỏ. Sau đó theo tình hình cành chính khỏe hay yếu, cắt bớt để lại 4-5 chồi khỏe. Khi cây mọc được 2 tháng cành mới mọc đồng loạt, để khống chế mọc quá nhanh lại tiến hành tỉa lần thứ hai. Về sau cành mới mọc 8-10 lá thì hái ngọn, cho đến kỳ ra hoa kết trái.
 – Bón phân hợp lý và giảm tưới nước: Tắc thích hợp đất pha cát tơi xốp, chua. Khi trồng chậu nên dùng 4 phần lá khô, 5 phần đất cát, 1 phần phân khô trộn đều làm đất nuôi. Sau khi tỉa cành phải bón 1 lần phân hữu cơ (phân heo, bò hoai mục) sau đó cứ 10 ngày bón bổ sung 1 lần. Sau khi cành non bị hái, phẩn bón phân P (KH2PO4, Ca3PO4) để cây hình thành hoa.
Khống chế nước để xúc tiến phân hóa chồi hoa. Người ta thường nói: “Hoa khô trái ẩm”, nghĩa là trong thời kỳ phân hóa chồi hoa phải tưới ít nước, trước mùa nóng 10 ngày phải giảm dần lượng nước tưới, đề phòng chồi mọc quá nhanh, trước 5 ngày phải ngưng tưới, trãi qua 3-4 ngày phơi nắng để lá non khô héo rũ xuống, đất chậu không trăng. Nhưng đế lá héo vừa, không nên để cây quá héo, sáng sớm, chiều tối nên tưới một ít.
Khi chồi chính chuẩn bị phình lên, xanh đến trắng, nghĩa là sự phân hóa chồi đỉnh đã hoàn thành, lúc này cần khôi phục việc tưới và bón ít phân, không lâu chúng sẽ ra hoa.
 – Giữ hoa và trái: Khi nuôi trồng tắc thường có hiện tượng rụng hoa, rụng trái. Nếu kỳ ra hoa bị mưa hoặc khi ra chồi phân bón không đủ và nắng nóng, có thể làm cho cây rụng hoa, trái. Vì vậy phải chú ý quản lý trước và sau khi ra hoa, ngoài việc bón phân còn phải chú ý chiều tối cần tưới nước giảm nhiệt độ, nếu phát hiện ra chồi là hái bỏ ngay.
Khi ra hoa phải để hoa thưa vừa phải, tiết kiệm dinh dưỡng. Sau khi hoa hình thành trái phun 0.3-0.4% nước giải hoặc 0.3% phân tổng hợp, như vậy mới bảo vệ được trái.
Khi đường kính trái non 1cm, còn phải tiến hành hái bớt trái, mỗi cành chỉ để 2-3 trái. Cùng trong nách lá có đến 2-3 trái non, chỉ để 01 trái, làm thế nào trái trên cây phân bố đều. Sau đó kịp thời cắt cành lần nữa không để cho cây ra trái lần thứ 2, làm cho trái to đều cùng độ chín.
Để tắc chín đúng Tết, nếu trái chín sớm có thể dùng biện pháp che bóng, tăng nước giải lên 0,4% để làm chậm quá trình trái chín; nếu trái chín chậm không vàng đúng Tết, thì định kỳ trước 25 ngày dùng thuốc kích thích IAA 1,5 x 10-3 quét lên trái, hoặc phun Oreomycin 5 x 10-5, hiệu quả rất rõ rệt.

VT (theo Hỏi đáp kỹ thuật nuôi trồng hoa và cây cảnh)-khuyennongtphcm.com

Xem thêm

sâu bệnh hại cây tắc

Sâu bệnh hại cây tắc

Cây tắc là loại cây cảnh thân thiện, được gây trồng nhiều, bởi trái tắc …

cây tắc kiểng

Cách chăm sóc cây tắc kiểng sau Tết

Cây tắc kiểng hay còn gọi là cây quất, cây hạnh,  thuộc họ cam Rutaceae, …