Trang chủ / Tin tức tổng hợp / Vi khuẩn có khả năng chịu mặn giúp cải thiện năng suất cây trồng

Vi khuẩn có khả năng chịu mặn giúp cải thiện năng suất cây trồng

Dilfuza Egamberdieva – nhà vi sinh vật học của Uzbekistan hy vọng sẽ sớm đưa vào áp dụng kỹ thuật nông nghiệp mới của bà ngay tại Uzbekistan để giúp tăng sản lượng cho những cây trồng chủ lực như lúa mỳ, bông, cà chua và dưa chuột.

cây trồng - Ảnh minh họa
cây trồng – Ảnh minh họa

Bà đã trình bày công trình nghiên cứu của mình tại Đại hội TWAS. Egamberdieva là trưởng nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Quốc gia Uzbekistan ở Tashkent, đã phân lập được các chủng vi khuẩn chịu mặn sống trong đất bị suy thoái mặn, tại đó, các vi khuẩn hỗ trợ cho quá trình ra rễ của cây. Sau khi lựa chọn các vi khuẩn ở rễ, bà đã thí nghiệm chúng trong môi trường thử nghiệm trên rễ cây và đã thu được một sự gia tăng về sản lượng là 10-15%.

Hơn 2,6 tỷ người trên thế giới sống dựa vào nông nghiệp, nhưng khoảng 52% diện tích đất sử dụng cho lĩnh vực này lại cho thấy sự suy thoái đất. Đất nghèo dinh dưỡng thường là do xâm nhập mặn trong lòng đất làm cây trồng bị suy yếu và giảm năng suất. Mặn ức chế các “hạch rễ cây” – sự phát triển của các nốt nhỏ trên rễ của thực vật là nơi cố định đạm. Nitơ là một thành phần quan trọng hạn chế tăng trưởng của thực vật, và các vi khuẩn cụ thể chuyển đổi nitơ hấp thụ trong khí quyển nhờ thực vật thành một dạng có thể sử dụng được (ammonia).
Uzbekistan có 4,4 triệu ha đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp, nhưng hơn một nửa là không có khả năng sản xuất, do hàm lượng muối trong đất vượt mức từ vùng vịnh Aral Sea.
Egamberdieva đã nghiên cứu các quần thể vi khuẩn đất trong hơn 10 năm. Bà nhận thấy rằng đất mặn ngăn cản vi khuẩn phát triển, và cùng lúc khiến cho cây trồng bị căng thẳng. Ngoài ra, đất mặn thường có những vi khuẩn gây nguy hiểm cho con người.
Egamberdieva đã phát hiện vi khuẩn đất có khả năng chịu mặn có lợi giúp cây trồng phát triển tốt hơn, không gây hại cho con người. Những vi khuẩn này được tìm thấy xung quanh rễ cây. Vi khuẩn thuộc nhóm Pseudomonas, đặc biệt là Pseudomonas extremorientalis, là vi khuẩn có khả năng chịu mặn và phát triển gần rễ cây, tại đó, chúng cạnh tranh với các vi khuẩn xâm nhập khác. Ngược lại, vi khuẩn gây bệnh không thể tích cực xâm chiếm rễ của cây đó. Tại đó, Pseudomonas sản sinh ra các chất kháng sinh mà cây có thể sử dụng để bảo vệ mình chống lại nấm, kích hoạt quá trình sản sinh rễ và tạo ra các thành phần thúc đẩy hình thành các hạch nhỏ ở rễ, do đó mang lại cơ hội tốt hơn cho cây trồng để cố định nitơ và phát triển lớn hơn. Để đáp lại, thực vật cũng tiết ra các dịch tiết hữu ích cho các vi khuẩn.
Để khai thác tốt hơn các chủng vi khuẩn hữu ích, nhà vi sinh vật học Uzbekistan đã tìm ra một kỹ thuật cho phép phát triển có chọn lọc các chủng Pseudomonas. Sử dụng kỹ thuật đã được cấp bằng sáng chế của mình, Egamberdieva đã có thể cô lập các vi khuẩn hoạt hóa có lợi trong rễ từ đất.
Nhóm nghiên cứu đã hoàn thành một số thí nghiệm, cả trong nhà kính được bảo vệ và tại các cánh đồng, cùng làm việc gần gũi với những nông dân địa phương. Cây trồng được xử lý bằng “phân bón vi sinh” cho năng suất cao hơn 12-15% so với thông thường khi các vi khuẩn được áp dụng cho cây cà chua và dưa chuột.
Theo Viện KHKT NN Miền Nam

Xem thêm

Ứng dụng axit humic và rong tảo để sản xuất hoạt chất kích thích sinh học

Ngày nay, các loại hoạt chất kích thích sinh học được sử dụng ngày càng …

Phương pháp mới giúp tăng năng suất cây trồng không cần dựa vào biến đổi gen hay thuốc trừ sâu

Một loại vi khuẩn tương tự như vi khuẩn trong dạ dày của con người …