Trang chủ / Thiết kế cảnh quan / Hết rừng khộp là hết Tây Nguyên!

Hết rừng khộp là hết Tây Nguyên!

Thông điệp này của các nhà khoa học chuyển đi từ hội thảo “Bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn lần thứ V” diễn ra giữa tuần này tại TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk),  khẩn thiết cảnh báo các cơ quan quản lý, các cộng đồng dân cư ở địa phương và bản địa hãy bảo tồn hệ sinh thái rừng khộp – một kiểu rừng đặc trưng chỉ có ở Đông Nam Á. 

Nơi có diện tích rừng khộp lớn nhất và đặc trưng nhất nước ta là Tây Nguyên xanh ngút ngàn, hùng vĩ – khoảng 500 ngàn ha rừng khộp trải từ nam cao nguyên Pleiku đến Tây Ninh. Trong khi đi tìm cách thức tối ưu để Tây Nguyên phát triển bền vững dựa trên các trụ cột: kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh, môi trường – sinh thái, không chỉ cần một sự cải tổ mạnh mẽ các giải pháp xóa đói nghèo mà cần hơn, một cơ chế lắng nghe nghiêm túc và tôn trọng ý kiến các nhà khoa học.

Dưới tán lá rừng khộp chiếm ưu thế là cây họ dầu lá rộng và cây lấy gỗ, là các loại cây song, mây, tre, nứa… và hơn 150 loài cây cho lá và quả làm thức ăn, chưa kể 64 loài cây dùng làm dược liệu – địa liền, thiên niên kiện, hà thủ ô, sâm bố chính, mã tiền… Trong 51 loài động vật quý hiếm ở Đông Dương thì tới 38 loài hiện diện ở rừng khộp Tây Nguyên. Mùa khô rừng khộp trơ trụi lá khiến ai lần đầu đến thăm cũng ngỡ khu rừng chết. Chỉ cần một cơn mưa ghé qua, cả khu rừng bừng lên chồi xanh ngút ngàn và suốt mùa mưa, rừng khộp tươi tốt tràn sức sống mãnh liệt. Vườn quốc gia Yok Đôn ở Buôn Đôn (Đắk Lắk) là nơi duy nhất ở Việt Nam bảo tồn loại rừng đặc biệt này.

Chỉ cần một cơn mưa ghé qua, cả khu rừng sẽ bừng lên chồi xanh ngút ngàn
Chỉ cần một cơn mưa ghé qua, cả khu rừng sẽ bừng lên chồi xanh ngút ngàn

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường VN, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học – Bộ TN&MT đồng tổ chức hội thảo này với sự tài trợ của Quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF), Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, có đại diện nhiều tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế tham dự, để các nhà khoa học, nhà quản lý cùng sẻ chia những thách thức trong việc bảo vệ, bảo tồn rừng khộp trước áp lực phát triển kinh tế – xã hội.

Một thực trạng đáng báo động, là rừng khộp bị coi là kém hiệu quả kinh tế, đang bị phá bỏ không thương tiếc. Hàng trăm hecta đã và đang bị chuyển sang trồng cao su, cà phê… “Mất hệ sinh thái rừng khộp, kiểu rừng thưa lá rộng, sẽ không còn là Tây Nguyên”, Phó Chủ tịch tỉnh Đắk Lắk Đinh Văn Khiết lo ngại.

Các nhà khoa học cũng lo rằng có thể có những địa phương hiểu rõ các giá trị của rừng khộp, về kinh tế và sinh học, sinh thái, nhưng vẫn cố tình bật đèn xanh cho doanh nghiệp chặt hạ rừng khộp “nghèo” để tận thu gỗ, có thể được tới 9,5 mét khối gỗ mỗi ha. Người nông dân thiếu thông tin nên không biết rừng khộp chính là “rừng vàng”, cứ luẩn quẩn trong điệp khúc “trồng – chặt”, trở thành nạn nhân của những cuộc thử nghiệm trồng mới ồ ạt.

Như đã nói ở trên, trong tình hình hiện nay, phải dựa vào các trụ cột để phát triển bền vững, không thể bỏ qua môi trường – sinh thái . Vì vậy giới khoa học nhấn mạnh, Nhà nước cần cho “đóng cửa” rừng khộp để cứu lấy hệ sinh thái rừng này. Quy hoạch bảo tồn hệ sinh thái rừng khộp cần sớm có trong quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cả nước. Lồng ghép bảo tồn rừng khộp cũng phải có trong chiến lược, quy hoạch phát triển KT-XH các địa phương Tây Nguyên. Một số trạm cứu hộ động vật ở Đắk Lắk, Gia Lai cần được xây dựng – các nhà khoa học đề nghị. Thí điểm mô hình chăn nuôi động vật hoang dã dưới tán rừng, khu nhân giống các loài cây quý hiếm bản địa phục vụ nhân rộng ở địa phương…

Đã làm phải cương quyết chứ cứ căn cứ đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu đặc thù của đất rừng khộp khảo sát tại VN và Campuchia, khẳng định hầu hết đất rừng khộp từ “giàu” đến “nghèo” đều có khả năng thích hợp trồng cao su, rồi phá khộp tràn lan như hiện nay thì chẳng mấy chốc, các nguồn lợi và những đặc thù có một không hai của rừng khộp không còn. Cũng đừng thần tượng hóa bất kỳ loại cây “giá trị cao” nào khi chưa đủ chứng cứ khoa học và chưa trồng thử nghiệm.

Với thực tế hơn mười năm qua, sau khi phá diện tích rừng nguyên sinh vốn là rừng khộp, rừng nghèo để trồng mới hàng trăm ha ca cao, hàng chục ngàn ha điều ở Tây Nguyên, thất bại khá nặng nề, không thể một sớm một chiều kỳ vọng rừng khộp ở đây được đóng cửa, cứu khẩn cấp, bảo tồn ngay. Nhưng phải nhìn ra từ bây giờ hậu quả phá rừng khộp đang kéo theo sự biến đổi môi trường sinh thái nghiêm trọng, đừng tiếp tục đi vào “vết xe đổ”. Mọi lợi nhuận thu về tưởng “đâu vào đó” nhưng thực chất, hệ sinh thái rừng khộp ở Tây Nguyên đang bị phá vỡ, đa dạng sinh học dãy Trường Sơn xác xơ.

Một sai lầm hết sức nguy hiểm của phát triển thiếu bền vững, đặc biệt cây trồng phát triển quy mô lớn, là không dựa trên căn cứ khoa học, đặc biệt quy hoạch sử dụng đất. Hàng trăm ngàn ha rừng khộp ở Tây Nguyên đã bị chặt phá khiến những năm gần đây, lũ lụt ở vùng này đã xảy ra thường xuyên hơn và có phần hung dữ hơn. Chúng ta phải gánh chịu hậu quả rất lớn, trong nhiều năm.

Cần tiếp tục cảnh báo các cơ quan quản lý, các cộng đồng dân cư ở địa phương và bản địa, rằng “hết rừng khộp là hết Tây Nguyên”, vì nhiều người vẫn chưa thực sự học được gì từ những thất bại vẫn còn nóng hổi. Người dân không thể bị đe dọa đói kém ngay trên cao nguyên màu mỡ tươi tốt của mình.

Thanh NhưBáo  Đại đoàn kết

Xem thêm

Ứng dụng axit humic và rong tảo để sản xuất hoạt chất kích thích sinh học

Ngày nay, các loại hoạt chất kích thích sinh học được sử dụng ngày càng …

Phương pháp mới giúp tăng năng suất cây trồng không cần dựa vào biến đổi gen hay thuốc trừ sâu

Một loại vi khuẩn tương tự như vi khuẩn trong dạ dày của con người …

1 bình luận

  1. Hết rừng khộp là hết Tây Nguyên!
    13/10/2013 6:00 SÁNG 0 PHẢN HỒI
    Thông điệp này của các nhà khoa học chuyển đi từ hội thảo “Bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn lần thứ V” diễn ra giữa tuần này tại TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), khẩn thiết cảnh báo các cơ quan quản lý, các cộng đồng dân cư ở địa phương và bản địa hãy bảo tồn hệ sinh thái rừng khộp – một kiểu rừng đặc trưng chỉ có ở Đông Nam Á.

    Nơi có diện tích rừng khộp lớn nhất và đặc trưng nhất nước ta là Tây Nguyên xanh ngút ngàn, hùng vĩ – khoảng 500 ngàn ha rừng khộp trải từ nam cao nguyên Pleiku đến Tây Ninh. Trong khi đi tìm cách thức tối ưu để Tây Nguyên phát triển bền vững dựa trên các trụ cột: kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh, môi trường – sinh thái, không chỉ cần một sự cải tổ mạnh mẽ các giải pháp xóa đói nghèo mà cần hơn, một cơ chế lắng nghe nghiêm túc và tôn trọng ý kiến các nhà khoa học.

    Dưới tán lá rừng khộp chiếm ưu thế là cây họ dầu lá rộng và cây lấy gỗ, là các loại cây song, mây, tre, nứa… và hơn 150 loài cây cho lá và quả làm thức ăn, chưa kể 64 loài cây dùng làm dược liệu – địa liền, thiên niên kiện, hà thủ ô, sâm bố chính, mã tiền… Trong 51 loài động vật quý hiếm ở Đông Dương thì tới 38 loài hiện diện ở rừng khộp Tây Nguyên. Mùa khô rừng khộp trơ trụi lá khiến ai lần đầu đến thăm cũng ngỡ khu rừng chết. Chỉ cần một cơn mưa ghé qua, cả khu rừng bừng lên chồi xanh ngút ngàn và suốt mùa mưa, rừng khộp tươi tốt tràn sức sống mãnh liệt. Vườn quốc gia Yok Đôn ở Buôn Đôn (Đắk Lắk) là nơi duy nhất ở Việt Nam bảo tồn loại rừng đặc biệt này.

    Chỉ cần một cơn mưa ghé qua, cả khu rừng sẽ bừng lên chồi xanh ngút ngàn
    Chỉ cần một cơn mưa ghé qua, cả khu rừng sẽ bừng lên chồi xanh ngút ngàn
    Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường VN, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học – Bộ TN&MT đồng tổ chức hội thảo này với sự tài trợ của Quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF), Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, có đại diện nhiều tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế tham dự, để các nhà khoa học, nhà quản lý cùng sẻ chia những thách thức trong việc bảo vệ, bảo tồn rừng khộp trước áp lực phát triển kinh tế – xã hội.

    Một thực trạng đáng báo động, là rừng khộp bị coi là kém hiệu quả kinh tế, đang bị phá bỏ không thương tiếc. Hàng trăm hecta đã và đang bị chuyển sang trồng cao su, cà phê… “Mất hệ sinh thái rừng khộp, kiểu rừng thưa lá rộng, sẽ không còn là Tây Nguyên”, Phó Chủ tịch tỉnh Đắk Lắk Đinh Văn Khiết lo ngại.

    Các nhà khoa học cũng lo rằng có thể có những địa phương hiểu rõ các giá trị của rừng khộp, về kinh tế và sinh học, sinh thái, nhưng vẫn cố tình bật đèn xanh cho doanh nghiệp chặt hạ rừng khộp “nghèo” để tận thu gỗ, có thể được tới 9,5 mét khối gỗ mỗi ha. Người nông dân thiếu thông tin nên không biết rừng khộp chính là “rừng vàng”, cứ luẩn quẩn trong điệp khúc “trồng – chặt”, trở thành nạn nhân của những cuộc thử nghiệm trồng mới ồ ạt.

    Như đã nói ở trên, trong tình hình hiện nay, phải dựa vào các trụ cột để phát triển bền vững, không thể bỏ qua môi trường – sinh thái . Vì vậy giới khoa học nhấn mạnh, Nhà nước cần cho “đóng cửa” rừng khộp để cứu lấy hệ sinh thái rừng này. Quy hoạch bảo tồn hệ sinh thái rừng khộp cần sớm có trong quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cả nước. Lồng ghép bảo tồn rừng khộp cũng phải có trong chiến lược, quy hoạch phát triển KT-XH các địa phương Tây Nguyên. Một số trạm cứu hộ động vật ở Đắk Lắk, Gia Lai cần được xây dựng – các nhà khoa học đề nghị. Thí điểm mô hình chăn nuôi động vật hoang dã dưới tán rừng, khu nhân giống các loài cây quý hiếm bản địa phục vụ nhân rộng ở địa phương…

    Đã làm phải cương quyết chứ cứ căn cứ đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu đặc thù của đất rừng khộp khảo sát tại VN và Campuchia, khẳng định hầu hết đất rừng khộp từ “giàu” đến “nghèo” đều có khả năng thích hợp trồng cao su, rồi phá khộp tràn lan như hiện nay thì chẳng mấy chốc, các nguồn lợi và những đặc thù có một không hai của rừng khộp không còn. Cũng đừng thần tượng hóa bất kỳ loại cây “giá trị cao” nào khi chưa đủ chứng cứ khoa học và chưa trồng thử nghiệm.

    Với thực tế hơn mười năm qua, sau khi phá diện tích rừng nguyên sinh vốn là rừng khộp, rừng nghèo để trồng mới hàng trăm ha ca cao, hàng chục ngàn ha điều ở Tây Nguyên, thất bại khá nặng nề, không thể một sớm một chiều kỳ vọng rừng khộp ở đây được đóng cửa, cứu khẩn cấp, bảo tồn ngay. Nhưng phải nhìn ra từ bây giờ hậu quả phá rừng khộp đang kéo theo sự biến đổi môi trường sinh thái nghiêm trọng, đừng tiếp tục đi vào “vết xe đổ”. Mọi lợi nhuận thu về tưởng “đâu vào đó” nhưng thực chất, hệ sinh thái rừng khộp ở Tây Nguyên đang bị phá vỡ, đa dạng sinh học dãy Trường Sơn xác xơ.

    Một sai lầm hết sức nguy hiểm của phát triển thiếu bền vững, đặc biệt cây trồng phát triển quy mô lớn, là không dựa trên căn cứ khoa học, đặc biệt quy hoạch sử dụng đất. Hàng trăm ngàn ha rừng khộp ở Tây Nguyên đã bị chặt phá khiến những năm gần đây, lũ lụt ở vùng này đã xảy ra thường xuyên hơn và có phần hung dữ hơn. Chúng ta phải gánh chịu hậu quả rất lớn, trong nhiều năm.

    Cần tiếp tục cảnh báo các cơ quan quản lý, các cộng đồng dân cư ở địa phương và bản địa, rằng “hết rừng khộp là hết Tây Nguyên”, vì nhiều người vẫn chưa thực sự học được gì từ những thất bại vẫn còn nóng hổi. Người dân không thể bị đe dọa đói kém ngay trên cao nguyên màu mỡ tươi tốt của mình.