Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Bon Sai / Trồng cây Sanh làm bonsai

Trồng cây Sanh làm bonsai

Cây sanh là loài cây thường được sử dụng trong tạo tác Bonsai, bởi tính dễ trồng, cành dẻo dễ uốn nắn, hệ rễ rất đa dạng từ những rễ khí sinh mọc từ thân, hệ rễ chính từ gốc với tính chất dễ leo bám vì thế cây sanh thường được chọn trong việc tạo các tác phẩm bonsai có kết hợp với đá, hoặc các tiểu cảnh rừng cây.

Cây Sanh Bonsai
Cây Sanh Bonsai

Bonsai Sanh cũng là một trong những loài Bonsai thương mại được ưa chuộng nhất, bởi sự uốn nắn với nhiều kiểu dáng, rất thích hợp trong việc tạo điểm nhấn trong chưng bày ngoại thất. Cùng Trongraulamvuon.com tìm hiểu đặc tính loài cây này nhé.

Cây Sanh có tên khoa học là Ficus indica L. thuộc họ Morace

1.Đặc điểm hình thái cấu tạo:
Là cây thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 15-20m, có khả năng phân cành cao và trên thân hoặc cành thường là hình các u bướu và các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh. Ngoài rễ dưới đất, sanh còn hình thành rễ ở trên bề mặt đất từ cành lớn hoặc thân. Rễ này thường gọi là rễ khí sinh hình thành nhiều trong mùa mưa, ẩm và có hai loại phân biệt ở khả năng ăn dài xuống đất hình thành rễ cọc cho cây . Cành dẻo dễ uốn.

Lá Cây sanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao tạo ra phần tán lá rậm rạp, xum xuê. Quả khi chín có màu vàng trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính. Ngoài phương thức sinh sản này thì phương thức nhân giống chủ yếu của cây  Sanh là nhân bằng con đường vô tính từ các cành, rễ.

2.Nguồn gốc, nhu cầu sinh thái:

Cây Sanh có mặt ở các vùng nhiệt đới ẩm và hiện nay thường gặp hầu hết các vùng của đất nước Việt Nam. Chúng sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm (nóng và mưa nhiều ) và hình thành các chồi lá mạnh vào mùa mưa. Yêu cầu nước cao để sinh trưởng và phát triển, có khả năng chịu ngập úng trong thời gian dài. Khi khô hạn hoặc thiếu nước cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây lấy điểm sinh trưởng ngọn cành hay thân và trên thân thường xuất hiên các điểm lồi trắng. Sanh cũng được trồng ở những vùng đông lạnh.

Sanh thích hợp trên nhiều loại đất và có thể bám trên đá để sống miễn là có nước cho sinh trưởng của cây. Chúng cũng được trồng trong điều kiện chiếu sáng rất khác nhau nhưng thích hợp nhất là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ.

3.Cách nhân giống – trồng  cây sanh:

Cây Sanh là loại cây rất có thể nhân giống và có thể nhân theo phương thức hữu tính (từ hạt ) và phương thức vô tính ( từ cành giâm, cành chiết).

Cây con đem trồng ra luống đất hoặc chậu phải có bộ rễ tốt và kích thước nhất định để nhanh tạo được dáng, thế yêu cầu. Đất trồng nên chọn các đất tốt, giàu mùn và có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng, không nên trồng trên đất sét, gan gà vì như vậy cây sinh trưởng chậm mặc dù vẫn ra lá, cành. Trong trường hợp đất xấu hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân hữu cơ làm đất trước khi trồng.

Sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên như : cắt bỏ các nhánh vô ích, bấm ngọn, đặc biệt là tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng sự phát triển cuả cây và làm cho thân cây chóng to.

Sưu tầm

Xem thêm

Nghệ nhân trồng bon sai săn tìm duối lùn ngày càng nhiều

Ngày càng nhiều nghệ nhân trồng bonsai chuyển hướng sang tìm những loại cây độc …

Nắm bắt được điều kiện sinh trưởng rất có lợi cho kỹ thuật trồng cây và chăm sóc cây cảnh bonsai. Ảnh minh họa

Cách trồng cây sung bonsai và chăm bón để ra quả

Cây sung là một cây trong tứ quý, được tin tưởng đem đến may mắn, …