Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cây ăn trái / Phòng trừ sâu bệnh cho tiêu

Phòng trừ sâu bệnh cho tiêu

1 Bệnh thối rễ, thối gốc.

Triệu chứng của bệnh này là cây chậm lớn lá úa vàng, nhanh hơn và rụng dần. Cũng có khi thấy thân rụng dẫn từng đốt làm cây chết nhanh. Khi quan sát gốc nếu thấy gốc rễ thâm đen, có chất nhầy, gốc có mùi thối thì đó là biểu hiện của bệnh này. Bệnh này do rất nhiều loại nấm gây ra như: Fusrium, Pythium, Rhizotouia… Để phòng trừ các bệnh trên nên kết hợp từ nhiều khâu như làm đất, chọn hom, xử lý đất bằng Furadan 3H. Giữ cành tiêu khỏi bị dập nát để tránh cho bệnh xâm nhập vào.

2 Bệnh tuyến trùng

Biểu hiện ban đầu là thân tiêu bị vàng, phát triển kém, năng suất giảm dần, khả năng hút các chất khoáng kém. Cây có bệnh thì rễ cây bị thối từng đoạn, rễ phụ ít phát triển. Trong thời gian bị bệnh này cây dễ bị các bệnh khác tấn công.

Bệnh này cỏ nguyên nhân từ các nhóm tuyến trùng ký sinh gây bệnh bướu cổ. Phổ biến có 2 loại Meloidogync arenaria và Meloidogyne incognita. Hai loại vi khuẩn này chui vào sống trong rễ cây, hút lấy chất của rễ  cây làm cho cây khô héo, không có chức năng hút thức ãn. Ngoài ra còn gặp một số loại như Pratylenchus, Xxiphinema… ngoài việc chích hút nhựa cây còn mở đường cho các vi khuẩn khác xâm nhập.

Để diệt loại trùng nàv ta có thể dùng Mocap Aldicaeb, Phenaniphos. Nhươc điểm của những loại thuốc này là giá quá dắt vì vậy người trồng nên dùng thuốc Furadan để hạn chế bệnh. Người ta dùng Furadan 3H liều 50g hay Mocap 10G (20g) cho mỗi hố tiêu. Tuy nhiên, phương pháp đơn giản nhất vẫn là phòng ngừa bằng các thao tác phơi đất xử lý đất, bón phân, tránh làm tổn thương rễ cây.

3 Bệnh thối  trái.

Khi bị bệnh này cây chậm phát triển, lá úa vàng, trên trái tiêu non xuất hiện nhiều chấm đen, lá cây và trái cây rụng dần.

4 Bệnh vằn lá.

Biểu hiện của bệnh là trên lá với những vệt xanh đậm xen kẽ với các đường gân lá. Lá bị cong, cuốn lại. Bệnh này do vi rút gây ra, khi bị nhiễm bệnh thì rất khó chữa. Cách tốt nhất là nên nhổ bỏ cây để tránh lây lan và phun thuốc sâu để diệt các côn trùng truyền bệnh sang cây khác.

5.Thu hoạch.

Thời gian từ khi tiêu ra hoa cho đến lúc thu hoạch được kéo dài trong vòng 3-5 tháng. Nhìn kỹ chùm tiêu có vài quả chín màu đỏ là đã đến kỳ thu hoạch tiêu. Người ta hái cả chùm về để ở nhà cho hạt chín đều rồi đem ra phơi. Phơi khoảng 3 nắng là được (độ ẩm còn 12 – 13%).

 

Xem thêm

Cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch (phần 2)

Đây là phần tiếp theo trong loạt bài chia sẻ về kinh nghiệm cách trồng sầu riêng. Bài thứ 2 sẽ là chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch. Nếu bạn chưa xem phần 1 về cách trồng sầu riêng thì vui lòng xem lại link sau :

Hãy nuôi dưỡng tâm hồn trẻ con bằng việc cùng chúng trồng rau làm vườn

Sẽ không có cách nào tốt hơn để nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ con …