Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Bon Sai / Những “xảo thuật” trong tạo tác Bonsai

Những “xảo thuật” trong tạo tác Bonsai

Để tạo một tác phẩm Bonsai đẹp, ngoài những kỹ thuật chính, các nghệ nhân Việt Nam còn áp dụng một số kỹ thuật hay xảo thuật khác như:

1. Ghép nhiều cây thành một gốc lớn thân to như Mai chiếu thủy, Sanh, Gừa… hoặc ghép cành vào một gốc to của cây cùng loài như Mai vàng, Mai trắng, đôi khi cùng giống (Sanh + Si + Da Ấn Độ), hay cùng họ (Cần thăng và Tắc)…

2. Chiết những cành lớn từ những cây to, thường dễ làm đối với các loài Sung, Sanh, Sộp, Lâm vồ và Bông giấy.

3 .Lấy rễ làm thân: trồng ngược cây nửa phần rễ quay lên trên làm tán cây, nửa phần rễ còn lại để dưới đất như thường. Phân nửa trên sẽ đâm chồi bung nhánh ra, sau đó cưa bớt cắt ngang chỗ cổ rễ .

Xảo thuật trồng ngược, lấy rễ làm thân tạo dáng thác đổ trong tạo tác Bonsai
Xảo thuật trồng ngược, lấy rễ làm thân tạo dáng thác đổ

4. Áp đá dưới gốc cây : tương tự như kỹ thuật tạo thế cây Sekijoju (kiểu rễ ôm đá); cũng có thể áp dụng cho cây có thân quá ốm.

5. Tạo thẹo : khoét vỏ cây hoặc cắt nhánh và khoét lõm chỗ gỗ lồi ra để tạo thẹo.

Tác phẩm Bonsai với xảo thuật tạo u, thẹo
Tác phẩm Bonsai với xảo thuật tạo u, thẹo

6. Tạo gốc lớn ngọn nhỏ (đầu voi đuôi chuột) cắt ngang ngọn cây theo độ cao thích hợp. Chọn cành gần đó uốn lên thay cho ngọn hoặc chọn chồi mới để nuôi dưỡng làm ngọn. Vết cắt này phải ở phía sau của cành uốn lên thay ngọn. Sau nhiều lần cắt như vậy, khi vết cắt lành lặn thì ta đã có cây lùn gốc lớn, ngọn nhỏ. Trong trường hợp này thì phần thân cây chừa lại có chiều cao tối thiểu là lớn hơn hay bằng 2 lần đường kính gốc, thường thì gấp 4 lần đường kính của gốc và các vết cắt phải tuần tự đối nhau để cho thân cây uốn vặn, không suôn thằng , hay cong lệch một bên.

7.Tạo cho cây mau có kích thước to chiều ngang của gốc và của cành bằng “phương pháp thả rừng”. Sau khi uốn cây vào thế, ta bớt hoặc không tỉa thường xuyên mà cho nó phát triển tươi tốt. Sự phát triển mạnh của cây sẽ làm gốc cành chóng lớn. Ta sẽ cắt tỉa các cành không vào thế với chu kỳ thưa hơn bình thường. Nếu cắt tỉa thường xuyên quá cây sẽ còi lão nhưng sẽ chậm lớn đường kính của gốc cây.

8. Phương pháp tạo nhiều đợt rụng lá trong năm bằng cách phơi nắng và bớt tưới nước cho cây. Sau mỗi đợt rụng lá, ta lại phục hồi cho nó mau ra chồi. Bằng cách này cây sẽ sần sùi cành nhánh có vẻ như lão đi rất nhiều.

9. Để mau đạt được kích thước to của cây, đơn giản nhất là giữ cây trong một chậu to, hay trồng thẳng  xuống đất, cho mọc tự do, đến khi đạt kích thước vừa ý.Mỗi lần thay đất, nâng các rễ lên và lót một phiến đá dẹp ở phía dưới gốc để cản sự phát triển tiếp của rễ cây ở nơi đó

Kỹ thuật Bonsai – Lê Công Kiệt – Nguyễn Thiện Tịch

Xem thêm

Nghệ nhân trồng bon sai săn tìm duối lùn ngày càng nhiều

Ngày càng nhiều nghệ nhân trồng bonsai chuyển hướng sang tìm những loại cây độc …

Nắm bắt được điều kiện sinh trưởng rất có lợi cho kỹ thuật trồng cây và chăm sóc cây cảnh bonsai. Ảnh minh họa

Cách trồng cây sung bonsai và chăm bón để ra quả

Cây sung là một cây trong tứ quý, được tin tưởng đem đến may mắn, …