Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cây ăn trái / Lợi ích của cây Lựu

Lợi ích của cây Lựu

Theo GSTS Đỗ Tất Lợi thì cây Lựu còn gọi là cây Thạch lựu, tháp lựu với tên khoa học là Punica granatum thuộc họ Lựu ( Puniceae).Cây Lựu là cây vị thuốc rất tốt cho sức khỏe của con người, từ vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ phơi hay sấy khô ( Cotex Granati) hay có khi dùng vỏ trái trái lựu để bào chế thành những bài thuốc rất hay.

Lợi ích của cây lựu cần được quan tâm và ứng dụng để phòng một số bệnh thông thường như sau.

cây lựu trái
cây lựu trái

1. Thành phần hóa học

Vỏ thân và vỏ cành cây lựu có chứa khoảng 22% chất tanin, vỏ rễ vỏ trái lựu chứa các chất như ancaloit ( 2,5 %) như Peletierin, Isopeletierin… có tác dụng trị sán ( dùng nhiều có thể gây độc cơ thể, không dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai).

Chất tanin có nhiều trong vỏ trái trái lựu có tác dụng làm săn da và sát khuẩn mạnh, làm thuốc ngậm chữa đau răng và kiết lỵ tiêu chảy.

Trong  trái lựu chứa nhiều ka-li, vitamin C, P, B1… và các chất chống oxy hóa.

2. Công dụng của trái lựu

Công dụng thần kì của trái lựu do các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Probelte Bio ở Murcia (Tây Ban Nha) nghiên cứu đã được công bố.Theo đó trái lựu có tác dụng tăng cường đời sống tình dục và giúp con người lưu giữ vẻ thanh xuân lâu dài. Không những thế, sử dụng một số lượng trái lựu đều đặn hàng ngày có thể làm chậm quá trình lão hóa của AND.

David Grotto tác giả cuốn “101 Foods That Could Save Your Life” và cuốn sách sắp ra mắt “101 Optimal Life Foods’, cho biết: “Một số nghiên cứu trên người và động vật đã chỉ ra rằng trái lựu có khả năng giảm độ dày thành động mạch, giảm việc hình thành mảng bám, và giảm sự ôxy hóa Cholesterol xấu, vốn là những nhân tố nguy hiểm của bệnh tim”.

Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước lựu hoặc chiết xuất từ lựu đều có thể cản trở sự phát triển của các tế bào ung thư và loại bỏ các tế bào ung thư.

Mặc dù cuộc nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm với các chiết xuất từ lựu nhưng nó cũng gợi ý rằng việc bổ sung nước lựu và hạt lựu vào chế độ ăn uống của mình có thể giúp cơ thể bạn chống lại một số loại vi khuẩn. Lựu, cùng với vỏ nho, rượu vang đỏ, và trà, có chứa tannin, hợp chất mà “có các tính chất kháng khuẩn và chống vi trùng”.

3.Các cách chế biến từ cây lựu

– Ép trái lựu lấy nước uống để giải khát và phòng bệnh:

Trái lựu có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa rất lớn nên giúp chống lại quá trình lão hóa, tăng cường đàn hồi cho da, thậm chí còn làm mờ vết nhăn giúp da căng mịn. Ngoài ra, nước ép từ trái lựu còn chứa các dưỡng chất tốt cho da như: selen, vitamin E và kẽm. Đặc biệt, trái lựu còn chứa các flavonoid có tác dụng chống kích ứng da.

Một nghiên cứu đã chỉ ra uống khoảng 250ml nước lựu ép hằng ngày trong 2 tuần sẽ làm giảm lượng cholesterol trong máu rõ rệt, đối với các trường hợp cholesterol trong máu cao.
Cách chế biến: Lấy hạt lựu cho vào ép và trộn thêm loại nước khoáng có gas nếu bạn muốn, thậm chí có thể ép chung hạt lựu với lê, sơ-ri, xoài hoặc quýt để có những hương vị phong phú, thơm ngon và hấp dẫn.  Ngoài ra c ũng có thể chế biến sinh tố lựu – xoài rất bổ dưỡng: Trộn 1,5 chén hạt lựu, nửa chén kem vanila hoặc sữa chua không đường, 1 trái xoài nhỏ (hoặc trái lê) gọt vỏ bỏ hạt, thái nhỏ, đá xay, tất cả cho vào máy xay hoặc ép lấy nước..Một cách chế biến khác nữa là cho 1 chén rưỡi hột lựu đã tách, 1/2 chén sữa chua không đường, 1 trái lê đã cắt nhỏ, 1 chén đá xay nhuyễn, tất cả cho chung vào máy xay.

Riêng về vai trò của nước ép trái lựu với nam giới, các nhà khoa học ở Trường Đại học California Los Angeles áp dụng cho 53 người đàn ông bị rắc rối tình dục  Kết trái sau một tháng 47% được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên bác sĩ Harin Padman Nathan, trưởng nhóm nghiên cứu, khuyến cáo rằng chế độ dinh dưỡng hợp lý với việc bổ sung nước ép trái lựu và tập thể dục thường xuyên mới bảo đảm sức khỏe tình dục.

vỏ lựu
Nước ép từ hạt lựu ó tác dụng làm giảm cholesterol trong máu

– Ngâm hoa lựu cùng với đường phèn rồi nấu hỗn hợp này uống trước khi đi ngủ để chữa ho.

– Sắc vỏ trái lựu cùng với hạt cau già dùng để uống sẽ bài trừ được giun sán.

– Giảm rong huyết chị em có thể dùng trái lựu chín còn nguyên vỏ đã muối (giống muối dưa) nấu canh với thịt heo để ăn.

– Sâu răng dùng vỏ thân cây hoặc vỏ trái lựu sắc thật đặc rồi ngậm.

– Nếu bị ghẻ ngứa dùng vỏ trái lựu sắc lấy nước để ngâm, bôi lên chỗ bị tổn thương hoặc giã nhuyễn lá lựu tươi xoa lên vết lở.

– Viêm loét trong miệng lấy hạt lựu giã nát, ngâm vào nước sôi rồi lọc lấy nước, để nguội, ngậm nhiều lần trong ngày, mỗi ngày chỉ nên dùng từ 15 – 30g vỏ trái hay vỏ thân cây lựu mà thôi.

– Trái lựu muối làm như sau: Hái trái lựu chín tốt nhất là những trái chín nứt vỏ, cho vào thố (vại, lọ…), rắc muối, đậy kín đem phơi nắng, mỗi ngày trở vài lần. Một thời gian vỏ lựu mềm, nước từ trong trái lựu thoát ra ngoài hoà lẫn nước muối. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi khô nước thì lấy lựu ra cất vào hủ. Cất càng lâu công hiệu càng cao.

Nguồn tổng hợp

Xem thêm

Phân biệt giữa bạch hoa xà với bạch hoa xà thiệt thảo

Rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai vị thuốc bạch hoa xà và bạch …

Cách dùng cây thù lù làm rau

Theo quyển  Cây có vị thuốc  ở Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ, cây thù …