Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cây ăn trái / Kỹ thuật bón phân tỉa cành trên cây bưởi da xanh

Kỹ thuật bón phân tỉa cành trên cây bưởi da xanh

Đặc tính bưởi Da xanh trái chỉ ra tập trung ở nhánh nhện trong thân và có khả năng ra hoa đậu trái liên tục khi có điều kiện thuận lợi, khi áp dụng kỹ thuật thâm canh chăm sóc đặc biệt là kỹ thuật tỉa cành tạo tán và kỹ thuật bón phân không đúng kỹ thuật sẽ làm giảm năng suất chất lượng trái và cây mau bị suy kiệt. Do vậy, để đảm bảo năng suất chất lượng trái cũng như vườn cây khỏe mạnh bà con nông dân cần tuân thủ một số biện pháp tỉa cành, bón phân đúng kỹ thuật như sau

buoi s1. Tỉa cành

– Bước 1: Sau thu hoạch cắt tỉa bỏ những cành nhánh già cỗi, bị sâu bệnh phá hại, cành nhánh đan xen nhau và những nhánh vượt.

– Bước 2: Tùy thuộc tình trạng vườn cây, mùa vụ thu hoạch từ đó thực hiện kỹ thuật cắt tỉa như sau: cắt nhánh cho trái vụ trước, nhánh nhỏ, chỉ để nhánh nhện to khỏe và lượng nhánh nhện vừa đủ theo lượng trái dự kiến (thông thường mỗi nhánh để 2 trái) và phân bổ đều trong tán cây.

2. Bón phân

Bón phân cân đối, đúng thời điểm và đúng kỹ thuật sẽ kịp thời bổ sung dinh dưỡng cho cây, đó là yếu tố cơ bản tác động đến năng suất chất lượng trái ổn định và duy trì cây luôn khỏe mạnh. Tùy theo tình trạng cây, năng suất của vụ trước mà gia giảm lượng phân bón cho phù hợp.

– Lượng phân bón (cây từ 5 năm tuổi trở lên, năng suất vụ trước 90 – 120 trái/cây) cho mỗi vụ được tính như sau:

+ Phân chuồng: 50 kg/cây.

+ Ure: 1.6 – 2.8 kg/cây.

+ Lân Supe: 2 – 4 kg/cây.

+ Kali Clorua: 1 – 1.5 kg/cây.

+ Vôi: 1 – 1.5 kg/cây.

– Cách bón: bưởi Da xanh thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch thường từ 7 – 7,5 tháng, do vậy tùy thuộc thời điểm thu hoạch trái mà xác định thời gian bón cho phù hợp, thời điểm bón lần 1 được tính trước khi thu hoạch 9 – 10 tháng.

+ Lần 1: Trước khi ra hoa 2 – 3 tháng (sau khi tỉa cành) bón toàn bộ phân chuồng kết hợp 30% Ure + 25 % lân + 70% vôi nhằm tạo nhánh nhện sinh trưởng khỏe mạnh.

+ Lần 2: Trước khi ra hoa 1 tháng bón tiếp 20% Ure + 50% lân + 30% kali nhằm hỗ trợ nhánh nhện thuần thục và phân hóa mầm hoa tốt.

+ Lần 3: Sau khi đậu trái 1 – 2 tháng bón 50% Ure + 25% lân + 50% kali + 30% vôi để bổ sung dinh dưỡng cho cây nuôi trái.

+ Lần 4: Trước khi thu hoạch 2 tháng bón 20% lượng kali còn lại.

– Phương pháp bón: Trộn đều các loại phân, dựa hình chiếu tán cây đào hố xung quanh gốc sâu 20 – 30cm, rộng 20 – 30cm cho phân xuống, lấp đất lại và tưới. Với vườn cây đã giao tán chỉ cần xới nhẹ lớp đất mặt quanh tán cây, bón phân, lấp đất và tưới.

 

 Trần Thanh Phong-sonongnghiep.binhduong.gov.vn

Xem thêm

Cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch (phần 2)

Đây là phần tiếp theo trong loạt bài chia sẻ về kinh nghiệm cách trồng sầu riêng. Bài thứ 2 sẽ là chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch. Nếu bạn chưa xem phần 1 về cách trồng sầu riêng thì vui lòng xem lại link sau :

Hãy nuôi dưỡng tâm hồn trẻ con bằng việc cùng chúng trồng rau làm vườn

Sẽ không có cách nào tốt hơn để nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ con …