Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cây sân vườn / Cách chăm sóc cây tắc kiểng sau Tết

Cách chăm sóc cây tắc kiểng sau Tết

Cây tắc kiểng hay còn gọi là cây quất, cây hạnh,  thuộc họ cam Rutaceae, có tên khoa học là Citrus microcarpa (Hassk) Bunge. Có nguồn gốc từ châu á nhiệt đới, Trung Quốc, Nhật Bản, được trồng từ lâu ở nước ta để lấy quả làm nước uống, làm mứt ăn và đặc biệt nó là cây cảnh được ưa chuộng  để trang trí vào những dịp Tết.

cây tắc kiểngSau những ngày Tết, Cây tắc kiểng ta mua để chưng Tết vẫn còn rất nhiều quả chín vàng, dù quả tắc có rất nhiều công dụng hấp dẫn, nhưng theo kinh nghiệm chúng ta không nên sử dụng những quả tắc này, bởi vì trước đó, để cho cây tắc kiểng cho nhiều quả, lá không bị sâu bệnh, các nhà vườn sử dụng rất nhiều thuốc  BVTV để dưỡng trái, dưỡng cây, phòng trừ sâu bệnh, vì thế lượng tồn dư thuốc BVTV là điều không thể tránh khỏi. Để bắt đầu chăm sóc cây tắc kiểng sau Tết, việc đầu tiên là ta cắt bỏ tất cả những quả tắc còn lại trên cây, thu gọn tán cây và chuẩn bị đất để thay chậu.

1.Chuẩn bị đất để thay chậu cây tắc kiểng

Tùy theo kích thước cây tắc kiểng mà ta chọn chậu to hay nhỏ cho phù hợp, nếu nhà có đất vườn có thể trồng thẳng xuống đất. Cây tắc là cây ưa sáng, thích đất tơi xốp, thoát nước, trong thành phần đất dùng để thay chậu cây tắc cần một ít đất pha cát và phân hữu cơ hoai mục.

2.Trồng cây tắc kiểng thẳng xuống đất

Với những nhà vườn, trước khi trồng lại 10 ngày dùng sản phẩm siêu ra rễ phun ướt đẫm tán lá, tưới ướt đẫm gốc cây. Sau 10 ngày xử lý, bộ rễ cây tắc đã được phát động, các rễ mới được hình thành. Dùng tay vặt 1/2 đến 2/3 số lá trên cây, tiến hành trồng, tưới ẩm như những cây tắc giống bình thường.
Tắc thường trồng trên đất vườn, đất có pha cát, sét bảo đảm được độ thông thoáng và đủ độ ẩm. Độ pH thích hợp đối với đất trồng cây quất là 5-6.
Hố trồng cần bón 1-2kg phân vi sinh hoặc 3-5 kg phân chuồng hoai mục để bón lót. Đất trồng cần lên líp cao, thiết kế mương nước xung quanh, líp rộng từ 4 – 6m, mương khoảng từ 20 – 30cm, tránh để nước ngập, quất sẽ ngừng phát triển và thậm chí có thể chết.

3. Cách chăm sóc cây tắc kiểng

2.1 Tạo tán, tạo thế

Có thể tạo thế mới hay duy trì thế sẵn có. Người tạo tán, tạo thế phải tìm hiểu qua tài liệu, thực tế sản xuất, nắm được hình dạng cơ bản của từng loại thế thì mới thành công.
Khi cắt tỉa tạo thế chú ý phải dùng dao, kéo sắc chuyên dùng, tiến hành công việc vào những ngày nắng ráo. Việc tạo thế cần làm định kỳ 7-10 ngày/lần.

2.2 Tỉa thưa hợp lý

Sau Tết, nhiệt độ lên cao, cây tắc mọc nhanh, phải tiến hành tỉa thưa, chọn 3-4 cành chính để lại, còn lại cần phải tỉa bớt. Khoảng 2 tháng sau cành mới mọc đồng loạt, để khống chế việc cành mọc quá nhanh, ta tỉa cành lần thứ 2. Về sau cành mới mọc 8-10 lá thì hái ngọn, cho đến kỳ ra hoa kết quả.

2.3  Bón phân, tưới nước hợp lý

Sau mỗi lần tỉa cành phải bón phân hữu cơ ( phân xanh, phân cá, phân chuồng hoai mục), sau đó cứ 10 ngày bón bổ sung một lần, bón đủ phân , cây tắc ra nhiều ngọn. Khi hái cành non, phải bón phân NPK có tỉ lệ P cao để xúc tiến hình thành hoa.
Việc tưới nước ảnh hưởng nhiều đến việc phân hóa chồi hoa, sang thời kỳ cây tắc bắt đầu ra hoa, ta cần để cây “khô hạn” tạm thời, chỉ để lá hơi héo , nhưng không được để cây quá héo, sáng sớm và chiều tối nên tưới một ít. Khi chồi chính chuẩn bị phình lên, xanh đến trắng, là lúc sự phân hóa chồi đỉnh đã hoàn thành, lúc này cần khôi phục việc tưới nước , bón phân, không lâu sau chúng sẽ ra hoa.

2.4  Giữ hoa và quả

Cây tắc thường có hiện tượng rụng hoa, rụng quả. Nếu kỳ ra hoa, bón không đủ phân, không đủ nắng, hoặc gặp mưa bão cây tắc dễ bị rụng hoa quả.
Khi cây tắc ra hoa, nên để hoa thưa vừa phải để tiết kiệm dinh dưỡng, Khi quả hình thành, nên phun phân bón qua lá kết hợp với bón gốc để bảo vệ quả. Nên hái bỏ bớt quả, mỗi cành chỉ nên để 2-3 quả. Trong cùng nách lá có đến 2-3 quả non, chỉ để 1 quả. Bằng việc khống chế hoa quả, cây tắc chúng ta có đủ dinh dưỡng để cho nhiều đợt quả trong năm.

4. Tạo quả, lộc cho cuối năm

Cần đảo cây Tắc vào trung tới hạ tuần tháng 5 dương lịch. Trước khi đảo, tưới đủ ẩm, dùng đầm sắt hay gỗ đầm xung quanh gốc (cách gốc 20-30cm) cho phần đất đó liên kết với nhau, hạn chế nứt, vỡ bầu khi đào, đánh.
Bầu to hay nhỏ phụ thuộc vào cây, vào đường kính tán, đường kính chậu định bứng trồng sau này. Đầu tiên dùng cuốc, thuổng moi đất xa cách gốc 60-100cm, đào rãnh sâu 40cm, rộng 20cm, sau đó tỉa bỏ bớt đất đến đường kính bầu đã định, trong quá trình bỏ bớt đất, ta chặt bỏ các rễ quá to (đường kính > 1cm) không quấn quanh bầu được, còn các loại rễ nhỏ, mềm dài đem quấn quanh bầu, dùng dây nilon buộc chặt rễ qua gốc.
– Nếu định để trên tán chỉ có một loại quả chín ta làm như sau:
Để cây vừa đánh bầu vào nơi râm mát, tránh mưa to làm rã hỏng bầu, trong 10-20 ngày, khi nào các lá héo rụng gần hết (80-90% lá rụng) đem trồng lại và chăm sóc bình thường, cây sẽ ra hoa kết quả đồng loạt vào tháng 7-8, chín vào tháng 1-2 dịp Tết Nguyên đán.

– Muốn có tán vừa có quả chín, quả xanh, vừa có lộc hoa
Sau khi đánh bầu đảo Tắc cần để trong bóng mát 7-10 ngày sao cho tán cây héo rụng bớt 1/2 lá, đem trồng lại. Khi cây kết quả ở lứa hoa đầu và lứa hoa thứ hai (tháng 6-8), ta vặt bớt 1/2 lượng quả, cắt ngọn non, vặt 1/2 số lá bánh tẻ, bón thúc phân đạm + kali hoặc nước tăng trưởng cây lại tiếp tục ra hoa, kết quả, phát lộc những lứa sau, cuối năm sẽ được cây trên tán vừa có quả chín, quả xanh, vừa có hoa và lộc non như ý muốn.

Trongraulamvuon tổng hợp

Xem thêm

Cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch (phần 2)

Đây là phần tiếp theo trong loạt bài chia sẻ về kinh nghiệm cách trồng sầu riêng. Bài thứ 2 sẽ là chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch. Nếu bạn chưa xem phần 1 về cách trồng sầu riêng thì vui lòng xem lại link sau :

Kinh nghiệm cách trồng sầu riêng (phần 1)

Như lời của một lão nông ở Xuân Bảo: cách trồng sầu riêng khó lắm, phải chăm như chăm con thơ, Canh từng cơi đọt, lo từng đợt sương muối.....Sầu riêng đang là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao trong thời gian vừa qua.