Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Bon Sai / Bí ẩn về những cái tên Sứ Té

Bí ẩn về những cái tên Sứ Té

Sứ té, cái tên làm ta liên tưởng đến dáng cây có chiều hướng nghiêng nghiêng, cái dáng nghiêng nghiêng đó là cả một nghệ thuật tạo dáng sứ độc đáo,một thành quả đáng phục của sự kiên nhẫn. Trongraulamvuon xin giới thiệu bài viết của tác giả Vũ Ngọc Tường Oanh đăng trên tạp chí hoa cảnh tháng 10 để chúng ta hiểu rõ hơn về cái tên Sứ té này.

IMG_8731 sTrước đây tôi rất thích Bon-sai và hoa Lan, đó là hai lĩnh vực mà tôi đã từng mơ ước và ấp ủ kể từ khi còn bé. Sau khi tham gia những khóa học ngắn hạn tại trường ĐH Khoa học Tự Nhiên Tp.HCM về hai đề tài trên giúp tôi có những kiến thức, cái nhìn căn bản và những định hướng đúng đắn về thú chơi Bonsai và trồng hoa Lan hơn. Rồi tôi bắt đầu thích đọc Tạp chí Hoa Cảnh, theo dõi từng thông tin chi tiết và mỗi tháng cứ nôn nao chờ đợi từng quyển báo mới. Như một cơ duyên, tình cờ khi xem những giống Sứ mới Tạp chí Hoa Cảnh làm gợi lên trong tôi sự tò mò bắt đầu tìm hiểu và từ từ có cảm giác thích thích những cây Sứ mà trước đây tôi chưa hề nghĩ tới. Rồi lại bỏ công sưu tầm, tìm kiếm và học hỏi những cô, chú, anh, chị đi trước.

Một hôm lang thang trên bác Google, ngồi gõ gõ về cách ghép Sứ, đã đưa tôi đến với diễn đàn sucanhvietnam.com. Nơi đây đã khơi dậy khát khao và tình yêu Sứ cháy bỏng trong lòng tôi với những trường phái chơi Sứ đa phong cách, trong đó có những em Sứ được gọi là “Sứ té giếng” làm tôi càng tê tái hơn vì nó gợi cho tôi nhớ đến dáng thác đổ và bán thác đổ trong Bonsai.

 IMG_8732 s

IMG_8733 sLân la trên đó và làm quen với chủ nhân của những em sứ té giếng này, được nghe những câu chuyện của anh mới hiểu hết những ý nghĩa sâu sắc của phong cách chơi Sứ của anh. Ở đây anh không gợi  những cây Sứ này là một dạng Bonsai thác đổ hay bán thác đổ bởi vì nếu xét về Bosai thì dáng thác đổ là một chuẩn mực rất khó mà Sứ không phải là loại cây được xếp vào danh mục tạo dáng Bonsai. Tuy nhiên anh đã áp dụng những kiến thức trong việc tạo những cây thác đổ để làm cho cây Sứ của mình mang một phong cách và vóc dáng mới hơn, tạo cho người chơi Sứ có cảm giác lạ, không bị nhàm chán. Chính vì vậy mà cái tên “Sứ té giếng” đã được anh gắn cho những cây Sứ do chính bàn tay và lòng kiên nhẫn của anh qua nhiều năm tháng uốn nắn đã tạo nên. Qua những cây Sứ té này, anh đã cảm nhận và nhìn thấy những sức sống mãnh liệt, một ý chí không chùn bước, luôn vươn lên phía trước, quyết tìm sự sống trước mọi khó khăn. Hình ảnh đó làm ta liên tưởng đến những con người đang kiên cường đối mặt và vượt qua những thử thách, sóng gió của cuộc đời. Được sự đồng ý của chủ nhân, hôm nay tôi viết bài này để chia sẻ với các bạn chơi Sứ gần xa về những hình ảnh Sứ té thật đôc đáo, đan xen là những kinh nghiệm mà chủ nhân đã đúc kết trong những lần thất bại, kể cả thành công về những cách thức để tạo ra những em Sứ té này.

 IMG_8734 s“Khi các bạn chọn Sứ nguyên liệu để làm thác đổ thì phải có một cốt dài, nếu không dài thì làm sao bẻ cổ được, tiếp theo là bộ đế phải “khuyết một tí”

IMG_8735 sTrong kỹ thuật tạo dáng Sứ té giếng, việc khó nhất là bẻ cành. Khi kéo cành chính cho đổ xuống hay gọi là uốn cho đổ, thì sẻ gặp khó khăn. nếu một cành Sứ con con bằng cỡ ngón chân cái, hay to hơn tý thì bạn chẳng thấy nhọc đâu, vì Sứ không phải thân gỗ, nên cũng mềm xèo. Kỹ thuật đơn giản là lấy kẽm Bonsai uốn, hoặc lấy đây kéo và nó chẳng phải là kỹ thuật cao siêu hay ghê gớm gì cả. Khi bạn treo cây Sứ vài tuần thì những cành nhỏ mềm èo, lấy dây cột bẻ tới lui là xong.

 IMG_8736 sNhưng nếu là cành Sứ già hơn, to hơn, như cây trong (Hình 3) thì sao? Bạn có thấy sọi dây dù chịu lực đang kéo căng em ấy không? Vậy bạn có thể kéo 1 cành Sứ già to gần 8cm như cành này, bằng cách một tay vịn, tay kia kéo sợ dây dù để uốn em ấy té giếng mà không bị gãy cành? Hoặc bạn có khả năng phân phối lực sao cho cành uốn dần xuống và bạn cột dây cố định?

 Xin đừng gắn sức và tạo cho mọi thứ trở nên quá phức tạp, ví như bạn phải mua cái “cảo” để tạo dáng như Bonsai. vậy bạn hãy chọn một sợi dây dù, tùy cành to nhỏ phải chịu lực mà chọn mua, nhưng nôn na là loại dây dẹp. Tại sao chọn dây dù mà không phải dây nilon? Đơn giản là loại dây nilon cột đó không bền, chỉ một thời gian ngắn sẽ chai và đứt, trong khi dây dù hội đủ các yếu tố:

– Dai, chắc khỏe.

– Đủ mềm không làm xước da em Sứ thân yêu.

– Bền bỉ với thời gian vì việc kéo kia có thể mất vài tháng đến cả năm để cho cấy Sứ không bị hồi lại.

 Nếu cành nhỏ hơn, bạn không cần dây dù mà lấy dây thun, loại thun mà người ta cắt dây bện thành miếng thảm lau chân với giá quá rẻ: 10 ngàn đồng một tấm. Mua về dùng lau chân và từ từ gỡ ra dùng dần. Dây thun có độ mềm, chắc êm  như dây dù, tuy không bền nhưng phù hợp dùng cho Sứ cành nhỏ. Hoặc bạn có thể dùng thứ sang hơn hai thứ kia, đó là sợi dây giày. Trong trường hợp này tôi sử dụng dây giày mà không phải dây dù, vì dây giày bền khỏe như dây dù, và vì hết dây dù nên phải dùng dây giày thôi!

IMG_8738 sBạn cột hai đầu sợi dây như thế này (Hình 4, 5). Khi uốn cây Sứ đã được treo tòn ten nên cành dẻo, mình nắn nắn và buộc dây hai đầu căng lên, có xu hướng nhớm cành hơi cong cong một tý. Sau đó bạn lấy một cái cây luồn vào giữa sợi dây. Nhắc lại là một cái cây nhé, có thể là cái đũa, cây tre, hay cây nào cứng cáp, chứ không khuyến khích ai đó lấy cái ngón tay chọt vào giữa sợ dây rồi xoắn nhé…các bạn xoắn nhẹ nhẹ như thế này (Hình 6).

IMG_8739 sCứ xoắn và cái cây là một cái tăng đơ rất tốt, nó kéo căng sợi dây và bắt đầu kéo cành Sứ xuống. Sẽ có người bảo là “chơi cái cảo tăng đơ ngon hơn cái này, cái này lực…kém”. Xin trả lời: đừng lấy dao bầu mà gọt hành, vì cái tăng đơ cảo như vậy để ép cành Sứ to như cổ tay, và xin lỗi là cành Sứ mà to như cổ tay thì uốn làm chi cho…mệt. Uốn bằng dây qua cái cây như thế này, dựa trên nguyên tắc đòn bẩy, lực mạnh không thua gì cái tăng đơ kia. Bạn cứ nương dần, nếu có cảm giác cành căng quá thì…để đó mai quấn tiếp, đi đâu mà vội.

IMG_8740 sSau đó, bạn cố định và cột cái cây để nó không bậc lại. Bạn giữ khoảng một vài ngày cho cành nó thuần, rồi lấy sợi dây dù khác thay thế để bỏ cái cây kia đi, nom xấu tệ. Có nhiều ý kiến cho rằng uốn dây và uốn kẽm uốn Sứ thì vài ngày gở ra là được như ý. Xin trả lời là bạn cố định kẽm uốn và dây giữ ít nhất là vài tháng, Sứ có phải Bonsai đâu mà vài ngày hoặc vài tuần, mà Bonsai cũng chả thế đâu, nó đàn hồi ngay. Thật sự để giữ sự uốn éo của Sứ cho chắc chắn cũng phải cả năm. Bạn đừng nóng vội đối với việc uốn iếc, nó cần thời gian và cả sự kiên nhẫn nữa.”

 Trên đây là vài chia sẻ của chủ nhân những em Sứ té với mong muốn tình yêu Sứ sẽ ngày càng lan rộng trong mỗi con người, mỗi vùng, mỗi miền, mỗi nơi trên đất nước. Và với hy vọng này hiện anh cũng đang sở hữu một giống hoa Sứ đột biến qua hai lần ghép thử nghiệm đều cho ra hoa màu xanh nhỏ nhắn mà không kém phần xinh xắn. Hiện tại loài hoa này vẫn còn đang trong vòng thử nghiệm ghép lần thứ ba, nếu hoa vẫn một màu xanh xanh thì anh có ý định đặc tên là Sứ Xanh SCVN (SCVN là chữ viết tắt diễn đàn su-canhvietnam.com, ngôi nhà thân thương của những anh em chơi Sứ) và hoa sẽ được dành tặng đến tất cả bạn bè gần xa với tình yêu Sứ dào dạt và cháy bỏng. Vì anh quan niệm cái đẹp càng lung linh, tỏa sáng và có giá trị hơn khi có sự gắn kết yêu thương, chia sẻ, trao đổi, học hỏi và mọi người càng xích lại gần nhau hơn.

Dù là chơi cây cảnh nói chung hay chơi Sứ nói riêng mỗi người đều có thể lựa chọn cho mình những phong cách chơi phù hợp và trong mỗi sự lựa chọn đó đều mang những ý nghĩa sâu sắc và lớn lao là góp thêm một nét đẹp cho đời, cho xã hội, cho cộng đồng và cho những người thân yêu xung quanh ta.

Nguồn : Tạpchihoacanh

Xem thêm

Nghệ nhân trồng bon sai săn tìm duối lùn ngày càng nhiều

Ngày càng nhiều nghệ nhân trồng bonsai chuyển hướng sang tìm những loại cây độc …

Nắm bắt được điều kiện sinh trưởng rất có lợi cho kỹ thuật trồng cây và chăm sóc cây cảnh bonsai. Ảnh minh họa

Cách trồng cây sung bonsai và chăm bón để ra quả

Cây sung là một cây trong tứ quý, được tin tưởng đem đến may mắn, …