Trang chủ / Kỹ thuật trồng cây / Cây sân vườn / 13 loài hoa thường gặp có tác dụng chữa bệnh

13 loài hoa thường gặp có tác dụng chữa bệnh

Các loài hoa ngoài vẻ  đẹp để mọi người thưởng lãm, hầu như chúng đều là thảo mộc có thể dùng để phòng và chữa môt số bệnh thông thường. Dưới đây là 13 loài hoa thường gặp có tác dụng chữa bệnh.

1. Hoa hồng

Hoa hồng có vị ngọt, tính bình; chữa trị các chứng bệnh: ho ra máu, tiểu tiện, lỵ ra máu bằng cách lấy 10 bông hoa hồng đỏ nấu với một ly đậu đen và một ít đường. Uống 3 lần/ngày trong 3 ngày sẽ khỏi. Để chữa ho cho trẻ nhỏ, dùng cánh hoa hồng trắng chưng với đường phèn, cho trẻ uống mỗi ngày 1 ít.

 2. Cúc vạn thọ

Cánh hoa vạn thọ có thể chế biến thành thuốc rửa mắt rất tốt. Y học cổ truyền và hiện đại đều sử dụng cúc vạn thọ làm thuốc mỡ để bôi vào những chỗ da bị xước hoặc bị cắt.

 3. Bồ công anh

Bồ công anh chữa viêm loét dạ dày, ung thư vú, mụn nhọt, ghẻ lở, các bệnh ngoài da, giúp làn da tươi sáng, trẻ hóa, ngừa ung thư nhờ tác dụng tăng cường thải độc cho gan.

 4. Sen cạn

Đây còn là loại hoa có tính kháng vi rút và vi khuẩn, giúp kiểm soát bệnh nhiễm trùng đường tiểu và viêm đường hô hấp.

 5. Kim ngân

Loại hoa này còn được xem là giải pháp chữa trị hiệu quả đối với hầu hết những tình trạng viêm nhiễm vì chúng có khả năng kháng vi rút và vi khuẩn. Lá và thân của hoa kim ngân còn được dùng để chữa bệnh viêm khớp.

 6. Hoa mận

Dân gian vẫn sử dụng hoa mận làm thuốc trị bệnh ho và tiêu chảy. Đun nước hoa mận để xông hơi cho mặt cũng là một cách chữa bệnh nhiễm trùng ở phổi khá tốt.

 7. Hướng dương

oa hướng dương có tác dụng làm giảm các cơn đau bụng do hội chứng kinh nguyệt gây ra, giảm bớt các khối u, vết loét trên cơ thể. Súc miệng bằng nước làm từ hoa hướng dương cũng giúp làm dịu cổ họng đang bị đau hoặc bị sưng do viêm a-mi-đan.

 8. Hoa nhài

Trong y học cổ truyền, hoa nhài có tính bình, hơi hàn, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, hoạt huyết… dùng chữa bệnh mất ngủ, tăng huyết áp, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt…

 9. Hoa quỳnh

Chữa được rất nhiều bệnh như: sỏi thận, niệu quản, bàng quang theo kinh nghiệm dân gian: Hoa quỳnh thu hái lúc mới nở, để tươi hoặc phơi, thái nhỏ, tẩm mật, sao vàng. Hãm với nước sôi như pha trà hoặc sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống 1 lần trong ngày.

 10. Hoa atisô

chứa protein, lipid, glucid (chủ yếu là inulaza rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường), mangan, sắt, các vitamin A, B1, B2 và vitamin C, giúp ăn ngon, bổ tâm can, lọc máu giải độc. Người ta còn chẻ hoa atisô nhỏ ra, rồi hầm với xương ăn rất tốt.

 11. Hoa đại

Theo Đông y, hoa đại có tác dụng thông phế khí, tiêu đàm, thanh nhiệt, giải độc. Thời xưa, dân gian sử dụng hoa đại phơi khô để dùng làm thuốc chữa ho, kiết lỵ, đi lỏng. Ngày nay, hoa đại còn được dùng để trị cao huyết áp…

 12. Hoa khế

Có vị chua, chát, tính bình có công dụng bổ thận, sinh tinh, nhuận phế tiêu đờm, chữa chứng ho khan, ho có đờm, kiết lỵ. Nếu bạn bị những chứng bệnh như vậy, lấy hoa khế tẩm nước gừng, sao rồi sắc uống.

 13. Hoa thủy tiên

Hoa thủy tiên vị đạm, tính mát; rễ cây hoa vị đắng, tính lạnh, có công dụng khứ phong, thanh nhiệt, hoạt huyết điều kinh, tiêu thũng giải độc. Được dùng chữa kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, viêm loét tuyến vú, quai bị viêm hạch…

Theo Sức khỏe & Đời sống

 

Xem thêm

Hiệu quả kinh tế của 2 mô hình trồng hoa hồng ở Việt Nam

Hiện nay, nước ta có hai mô hình trồng hoa hồng lớn nhất là Đà Lạt (diện tích 250 ha) và Mê Linh - VinhPhúc (diện tích 270 ha). Dưới đây là những phân tích về hiệu quả kinh tế của 2 mô hình này :

5 loại sâu rệp hại hoa hồng và biện pháp phòng trừ

Trong quá trình trồng hoa hồng sâu rệp hại hoa hồng là một trong những tác nhân thường xuyên xuất hiện gây khó khăn cho người trồng. Vì vậy trong phần bài viết này TRLV sẽ trình bày về các loại côn trùng gây hại này và biện pháp phòng trừ .