Trang chủ / Kinh nghiệm làm vườn / Xử lý rác thải gia đình từ chế phẩm EM

Xử lý rác thải gia đình từ chế phẩm EM

Rác thải hàng ngày của mỗi gia đình, từ thức ăn thừa, rác hữu cơ gồm vỏ trái cây,  rác rau xanh các loại…qua việc xử lý bằng chế phẩm EM, vừa sạch mùi hôi, rác hữu cơ trở thành phân bón cho cây trồng. Đây là cách xử lý rác thải mà hiện nhiều gia đình áp dụng .

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Yên tâm sống chung với rác

Chế phẩm sinh học EM Bokashi là sáng chế từ Nhật Bản, được Việt Nam mua lại từ năm 2006. Đây là công nghệ hàng đầu trên thế giới áp dụng phân loại xử lý rác thải, hỗ trợ phòng ngừa dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng chế phẩm sinh học. Công nghệ đã được phổ biến trên 200 quốc gia, trong đó có những quốc gia phát triển như Đức, Mỹ… Giá của chế phẩm chưa đến 40.000 đồng/lít.

Gia đình anh  Nguyễn Khắc Bút (thôn Tiền Lệ) chia sẽ: “Dùng chế phẩm EM góp phần cải thiện môi trường, giảm lượng rác thải trực tiếp, khử mùi hôi. Giờ gia đình tôi yên tâm “sống chung” với rác”. Anh Bút cho biết, trước đây gia đình anh để rác thải tận ngoài đường, nhưng mùi xú uế, hôi thối vẫn theo gió đưa vào nhà. Từ ngày sử dụng chế phẩm EM, gia đình anh đã đặt thùng rác ngay trước cửa ra vào mà môi trường vẫn rất trong lành”.

 Quy trình thực hành xử lý rác thải

Chế phẩm EM pha trộn cùng mật rỉ đường (hoặc đường) và nước theo tỷ lệ 1.1.18 (1 lít chế phẩm pha với 1 lít rỉ mật hoặc đường cộng với 18 lít nước). Tập kết và phân loại rác thải hữu cơ và vô cơ => tách riêng rác thải hữu cơ => đổ đều dung dịch hỗn hợp nước chế phẩm đã pha sẵn lên mặt rác (cứ 20cm đổ một lần nước hỗn hợp EM) => chôn lấp ủ rác thải => tạo thành phân hữu cơ => bón cho cây trồng => tạo ra rác hữu cơ (quy trình khép kín).
Theo ông Lê Khắc Quảng – Giám đốc Trung tâm Phát triển công nghệ Việt-Nhật thì việc sử dụng chế phẩm EM Bokashi khá đơn giản, nhưng hiệu quả cao, có khả năng nhân rộng. Không chỉ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phân loại rác thải, khủ mùi hôi của rác thải mà công nghệ này còn góp phần giảm tải lượng rác thải, phân hoá rác thải thành phân hữu cơ để phát triển cây trồng sạch. Mô hình rất phù hợp với những khu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, hoặc trồng rau, trồng cây ăn quả… ở trang trại tập trung.

“Không chỉ dùng xử lý rác thải, chế phẩm EM còn được một số quốc gia ứng dụng trong việc khử khuẩn nguồn nước thải, thanh lọc ao hồ, sông suối bị nhiễm bẩn sau mưa bão, lũ lụt. Việc hoà chế phẩm EM trong nước và phun dưới dạng sương trong các khu chuồng trại còn góp phần khử khuẩn, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trong chăn nuôi”- ông Quảng cho biết.

Theo Dân Việt

Xem thêm

Cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch (phần 2)

Đây là phần tiếp theo trong loạt bài chia sẻ về kinh nghiệm cách trồng sầu riêng. Bài thứ 2 sẽ là chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch. Nếu bạn chưa xem phần 1 về cách trồng sầu riêng thì vui lòng xem lại link sau :

Kỹ thuật trồng rau sạch theo mô hình mới năm 2018

Khi nguồn tài nguyên đất càng ngày càng cạn kiệt, nguồn thức ăn sạch và …

1 bình luận

  1. Le Thi Phuong

    Em muốn tìm hiểu quy trình xử lí rác hữu cơ,em đã đọc quy trình trên nhưng cho em hỏi thêm là vì phương án trên cho nhà vườn , em ở nhà hộp em cũng phân rác hữu cơ ra để làm phân nhưng bỏ vào thùng xốp ,bỏ đất để ủ nhưng hay có mùi, sinh bọ,giun em thấy mất vệ sinh quá.. Công thức trên thì phải chôn ngoài đất với có nhiều rác , nhà em không nhiều rác nên có phương pháp nào, hay liều lượng như thế mách em với ah.