Trang chủ / Kinh nghiệm làm vườn / Thuốc trừ sâu: độc hại hơn so với suy nghĩ trước đây?

Thuốc trừ sâu: độc hại hơn so với suy nghĩ trước đây?

Những thay đổi trong tính cách của nhện nhảy cho thấy ảnh hưởng của sự phơi nhiễm thuốc trừ sâu có thể đã bị đánh giá thấp.

Nhện nhảy. Các nhà nghiên cứu đã xem xét những thay đổi trong hành vi của nhện nhảy màu đồng trước và sau khi tiếp xúc với Phosmet, một loại thuốc trừ sâu phổ rộng được sử dụng rộng rãi. Đây là một phát hiện có ý nghĩa sâu rộng đối với sản xuất nông nghiệp và sức khỏe hệ sinh thái. Ảnh: afpejaphotographer / Fotolia
Nhện nhảy. Các nhà nghiên cứu đã xem xét những thay đổi trong hành vi của nhện nhảy màu đồng trước và sau khi tiếp xúc với Phosmet, một loại thuốc trừ sâu phổ rộng được sử dụng rộng rãi. Đây là một phát hiện có ý nghĩa sâu rộng đối với sản xuất nông nghiệp và sức khỏe hệ sinh thái. Ảnh: afpejaphotographer / Fotolia

Thuốc trừ sâu được phun trong vườn cây ăn trái và các cánh đồng trên khắp Bắc Mỹ có thể độc hại đối với nhện nhiều hơn so với các nhà khoa học dự đoán trước đây. Một nhóm nghiên cứu của trường đại học McGill đã đưa ra kết luận này sau khi xem xét những thay đổi trong hành vi của nhện nhảy màu đồng trước và sau khi tiếp xúc với Phosmet, một loại thuốc trừ sâu phổ rộng được sử dụng rộng rãi.  . Đây là một phát hiện có ý nghĩa sâu rộng đối với sản xuất nông nghiệp và sức khỏe hệ sinh thái.

“Nhện nhảy màu đồng đóng một vai trò quan trọng trong vườn cây ăn trái và các cánh đồng, đặc biệt là vào đầu mùa nông nghiệp, bằng cách ăn nhiều các loài gây hại như loài sâu róm tấn công các cây non”, Raphaël Royauté, tác giả nghiên cứu, cho biết. “Nông dân phun thuốc trừ sâu trên cây để thoát khỏi các loài gây hại này, và trước đây người ta cho rằng nó đã có ảnh hưởng ít đến hành vi của nhện. Nhưng bây giờ chúng ta biết rằng điều này không đúng”.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra điều này từ việc tập trung tìm hiểu cách thức ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến hành vi của từng con nhện, kể cả những thứ như khả năng nhảy vào con mồi của chúng và sự ưa thích khám phá vùng đất mới của chúng, cả hai yếu tố này đều quan trọng đối với sự sống còn của nhện và vai trò kiểm soát sâu hại của chúng.

Tính cách của nhện

“Hầu hết các con nhện đều có tính cách riêng trong hành vi của và được các nhà khoa học gọi là ‘loại tính cách”, Royauté cho biết. “Một số con nhện sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi có mặt động vật ăn thịt chúng, nhờ đó chúng khám phá những vùng đất mới nhanh hơn, hoặc chụp con mồi một nhanh hơn. Nhưng ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến loại tính cách của nhện vẫn còn chưa được nghiên cứu kỹ”.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, nói chung, hành vi của nhện trở nên “khó lường” hơn, và các con nhện cư xử ít theo kiểu tính cách của chúng hơn một khi chúng bị tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Điều này có thể là do một số con nhện rất nhạy cảm với các loại thuốc trừ sâu nhiều hơn so với những con khác. Thú vị là, họ cũng phát hiện ra rằng nhện đực và nhện cái bị ảnh hưởng khác nhau. Nhện đực tiếp xúc với thuốc trừ sâu vẫn có thể tiếp tục bắt những con mồi như trước, nhưng “mất” đi kiểu tính cách của chúng khi khám phá môi trường. Trái lại, nhện cái bị ảnh hưởng nhiều hơn đến khả năng bắt mồi.

“Bằng cách xem xét cách thuốc trừ sâu ảnh hưởng đến hành vi của từng con nhện, chứ không phải là ảnh hưởng trung bình đến tổng thể quần thể nhện, như được thực hiện thông thường trong nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã phát hiện thấy một số ảnh hưởng đáng kể”, Chris Buddle, đồng tác giả bài nghiên cứu, cho hay. “Nó có nghĩa là chúng ta có thể đo lường ảnh hưởng của thuốc trừ sâu trước khi phát hiện bất kỳ tác dụng nào đến toàn thể quần thể nhện, và trong trường hợp này, nghiên cứu đưa ra một số cảnh báo”.

Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ dẫn đến việc đánh giá lại các thủ tục được sử dụng để ước lượng độc tính của hợp chất diệt côn trùng bằng cách khuyến khích các nhà nghiên cứu khác chú ý hơn đến hiệu ứng xảy ra ở cấp độ cá nhân.

Viện KHKT Miền Nam – Thanh Vân – Dostdongnai, theo ScienceDaily.

Xem thêm

Cách trị sâu bệnh hại cây sầu riêng (Phần 3)

Sâu bệnh hại cây sầu riêng là phần đau đầu nhất của nhà nông khi trồng loại cây ăn trái này. Vì vậy tiếp tục trong loại bài chia sẻ "kinh nghiệm cách trồng sầu riêng " không thể thiếu phần chia sẻ kinh nghiệm trong việc trị và phòng ngừa sâu bệnh hại cây sầu riêng.

Bộ Y tế cho biết mỗi năm nước ta có khoảng 150.000 người mới mắc bệnh ung thư và trên 75.000 trường hợp tử vong do ung thư, mỗi ngày Việt Nam có 205 người chết vì ung thư. (Cảnh tại bệnh viện Ung bứu TP. HCM/ Ảnh: vnexpress.net)

Đại dịch ung thư: Phạt người sử dụng chất cấm trong thực phẩm thế nào là thỏa đáng?

Việt Nam chưa bao giờ có nhiều bệnh nhân ung thư như thế này, nhiều …