Trang chủ / Kinh nghiệm làm vườn / Sử dụng ruồi giấm biến đổi gien kiểm soát dịch hại trên cây trồng

Sử dụng ruồi giấm biến đổi gien kiểm soát dịch hại trên cây trồng

Theo các nhà khoa học tại Đại học East Anglia và Công ty Oxitec Ltd của Anh, việc thả ruồi giấm biến đổi gien vào môi trường tự nhiên có thể giúp kiểm soát dịch hại trên cây trồng với mức chi phí thấp, hiệu quả và thân thiện với môi trường.

 ruoi damMột nghiên cứu mới được công bố ngày 12/8 cho thấy việc thả ruồi giấm đực biến đổi gien có thể được sử dụng như một phương pháp kiểm soát dịch hại hiệu quả cho các loại cây trồng trên thế giới. Loài ruồi đục quả Địa Trung Hải là một dịch hại nông nghiệp nghiêm trọng gây thiệt hại lớn cho ngành trồng trọt. Loài dịch hại này hiện đang được tiêu diệt thông qua việc sử dụng kết hợp thuốc trừ sâu, bẫy mồi, biện pháp kiểm soát sinh học và việc thả vào tự nhiên các con côn trùng vô sinh để tạo ra giao phối không khả thi, biện pháp này được gọi là kỹ thuật gây vô sinh ở côn trùng (SIT).

Các nhà nghiên cứu đã mô phỏng một môi trường hoang dã trong nhà kính ở Crete và nghiên cứu tác động của việc thả ruồi Oxitec vào môi trường tự nhiên. Trưởng nhóm nghiên cứu Tiến sĩ Philip Leftwich thuộc Khoa Khoa học sinh học cho biết: “Ruồi đục quả Địa Trung Hải phá hoại hơn 300 loại cây ăn quả, cây rau và cây lấy hạt. Đây là một dịch hại thực sự nghiêm trọng đối với ngành nông nghiệp và gây ra thiệt hại lớn cho cây trồng trên toàn thế giới”.
Trong tất cả các kỹ thuật hiện nay được sử dụng để tiêu diệt loài ruồi này, SIT được coi là thân thiện với môi trường nhất vì nó sử dụng các con ruồi đực vô sinh làm gián đoạn giao phối giữa ruồi đực và ruồi cái Địa Trung Hải. Phương pháp chiếu xạ được sử dụng để làm suy yếu khả năng sinh sản của những con ruồi này.
Nghiên cứu này xem xét việc thả loài ruồi đực Oxitec được biến đổi gien. Tuy nhiên, những con ruồi biến đổi gien này không bị vô sinh nhưng chúng chỉ có khả năng tạo ra các con ruồi đực sau khi giao phối với các con ruồi cái Địa Trung Hải. Kỹ thuật này làm giảm nhanh chóng số lượng ruồi cái gây thiệt hại đến cây trồng. Việc sử dụng phương pháp này có nghĩa là ruồi đực không cần phải được làm vô sinh bằng bức xạ trước khi thả vào môi trường tự nhiên và các con ruồi này khỏe mạnh hơn những con ruồi được sử dụng trong kỹ thuật SIT, tức là hiệu quả kiểm soát dịch hại ruồi Địa Trung Hải sẽ cao hơn.
Các nhà khoa học đã mô phỏng một môi trường hoang dã trong nhà kính có trồng các cây chanh tại Đại học Crete. Khi các nhà khoa học thử nghiệm việc thả ruồi giấm đực biến đổi gien, họ thấy rằng các con ruồi này có khả năng làm số lượng ruồi gây hại Địa Trung Hải suy giảm nhanh chóng.
Phương pháp này là một phương pháp thay thế hiệu quả và chi phí thấp hơn so với phương pháp chiếu xạ. Các nhà khoa học tin rằng đây là một công cụ mới đầy hứa hẹn và thân thiện với môi trường trong việc đối phó với côn trùng gây hại.
Nguồn : Viện KHKT miền nam- Lê Hồng Vân – Mard, theo phys.org

Xem thêm

Nông nghiệp thông minh ‘made by’ sinh viên

Từ cuộc sống, các bạn trẻ nhận thấy nhu cầu về sử dụng thực phẩm …

Ứng dụng axit humic và rong tảo để sản xuất hoạt chất kích thích sinh học

Ngày nay, các loại hoạt chất kích thích sinh học được sử dụng ngày càng …