Trang chủ / Kinh nghiệm làm vườn / Phận trôi nổi mà hữu dụng – Cây Lục bình

Phận trôi nổi mà hữu dụng – Cây Lục bình

Cây Lục bình
Cây Lục bình – Eichhornia crassipes

cây Lục bình: Tên khoa học là Eichhornia crassipes. Lục bình có nguồn gốc từ Nam Mỹ và đã lan rộng ra hơn 50 nước trên thế giới

Lục bình còn gọi là bèo tây, bèo Nhật Bản, bào sen. Lá đơn, lá mọc thành hoa nhị, cuống xốp phồng lên thành phao nổi khi còn non, trưởng thành cuống thon dài. Hoa lưỡng tính không đều, màu xanh tím nhạt, cánh hoa có một đốm vàng. Cây thân cỏ sống lâu năm, nổi trên mặt nước hay bám dưới bùn, rễ dài và rậm. Kích thước cây thay đổi tuỳ theo môi trường có nhiều hay ít chất màu, sinh sản bằng con đường vô tính. Từ các nách lá, đâm ra những thân bò dài và mỗi đỉnh thân bò cho một cây mới, sớm tách khỏi cây mẹ để trở thành một cá thể độc lập. Ao, hồ, đầm nước lặng nhiều màu thì lục bình phát triển rất nhanh, có thể cho 150 tấn chất khô /héc ta/năm.

 * Cây Lục bình với cây trồng

– Bã cây Lục bình sau khi trồng nấm rơm có thể ủ thành phân hữu cơ để bón thẳng cho các loại cây ăn trái rất có hiệu quả, lại giúp đất ngày càng tơi xốp, thu được sản phẩm sạch, không có dư lượng hóa học… Từ đó có thể giảm được 70% phân hóa học, bởi trong cây Lục bình có đến 16 chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng mà phân hóa học không thể cung cấp được.

-Toàn bộ gốc, rễ, lá, thân cây Lục bình phế liệu dùng làm giá thể trồng nấm rơm rất  tốt, năng suất cao gấp bốn lần trồng trên rơm vì giữ được độ ẩm lâu, giảm công tưới, meo nấm tốn ít hơn, chất lượng nấm ngon hơn, giòn hơn so với trồng nấm rơm truyền thống, lại giàu dinh dưỡng, không độc tố…

– Rễ bèo phơi khô làm vật liệu để chèn lót , chiết cành rất tốt, có sức đàn hồi cao, chịu được các hoá chất thông thường và ít bị nát vụn. Ở Nhật Bản người ta dùng cây Lục bình để làm giấy và ép thành một thứ bìa nhẹ và cứng, dùng lục bình làm thuốc, chống ô nhiễm nguồn nước, có khả năng cung cấp năng lượng: cho lên men bằng vi khuẩn…

-Cây Lục bình cũng có thể ủ làm phân hữu cơ để giảm chi phí sản xuất, an toàn cho môi trường và người sử dụng. Ủ phân hữu cơ này khá đơn giản, dễ thực hiện. Bà con có thể chọn nền đất bằng phẳng, trải bạt hoặc vật dụng không thấm khác để lót nền, rải một lớp nguyên liệu lục bình với chiều cao từ một  tấc đến vài tấc. Sau đó, tưới một lớp mỏng dung dịch chế phẩm sinh học TRICO-ĐHCT (đã được hòa tan với lượng nước thích hợp), rồi trải lên trên một lớp nguyên liệu lục bình làm phân. Cứ một lớp nguyên liệu lại tưới một lớp dung dịch, làm khoảng 1m3. Sau đó, đậy kín đống ủ bằng bạt và đảo đều trong thời gian 6 tuần. Cuối cùng, tưới dung dịch có chứa các vi khuẩn cố định đạm, hòa tan lân vào, đảo đều và tiếp tục ủ khoảng 2 tuần là sử dụng được. So với cách ủ theo tập quán của nông dân, phương pháp này giúp phân trong thời gian ủ không có mùi hôi khó chịu, không mất chất dinh dưỡng và có thời gian ủ ngắn hơn.

 * Cây Lục bình – thức ăn xanh

– Cây Lục bình non, hoa lục bình ngọt mát ăn được, người dân ở nhiều nơi thường dùng chế biến món ngon. Ngoài ra dân gian còn dùng lục bình chữa bệnh viêm tấy, đau họng, nhức xương, mỏi cơ, mất ngủ…

 -Chứa hầu hết các acid amin không thay thế, giàu vitamin, khoáng đa lượng và vi lượng. Có thể sử dụng cây Lục bình cho gia súc khi thiếu thức ăn xanh. Lượng chất khô thấp (6-7%), lượng xơ cao (trên 200g/kg), khoáng tổng số cũng cao (180 – 190g/kg chất khô) nên giá trị năng lượng thấp (1800 – 1900 Kcal) ứng với 7.6 – 8.0 Mj/1 kg chất khô .

-Nông dân tận dụng nguồn cây Lục bình sẵn có ở địa phương và phụ phẩm của trồng trọt như tấm, cám, kết hợp với thức ăn công nghiệp chất lượng cao để tạo ra hỗn hợp thức ăn có giá thành thấp mà có hiệu quả để nuôi heo, nhằm tăng tính ngon miệng và giảm chi phí thức ăn. Lục bình được sử dụng để làm thức ăn cho chăn nuôi bò, dê, heo, ở dạng tươi, ủ chua hay nghiền thành bột lá. Khi sử dụng để nuôi heo, nên lấy những cây còn non, vì cây già có nhiều chất  xơ. Trong trường hợp thiếu thức ăn xanh như mùa đông thì có thể sử dụng cây Lục bình già nhưng phải băm nhỏ, giả nát, nấu chín trộn với thức ăn khác. Để nâng cao giá trị làm thức ăn của cây Lục bình, người ta ủ lục bình lên men chua bằng cách phơi nắng rồi ủ chua theo tỉ lệ 4 lục bình 1 mật đường làm thức ăn cho heo là kinh tế hơn, giảm được chi phí dùng mật đường, dự trữ được nhiều ngày.

*Cây Lục bình trong sản xuất thủ công mỹ nghệ

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cây lục bình

– Cây lục bình phơi khô với đặc tính mềm mại, dẻo dai, dễ đan, giản dị nhưng rất tiện ích, đặc biệt là thích ứng với mọi nhiệt độ trong phòng, nóng không giòn, lạnh không xơ cứng thường được dùng quấn quanh các khung gỗ, sắt làm thảm, bàn ghế, tủ kệ và một số sản phẩm khác để trang trí nội thất. Sản phẩm mỹ nghệ từ cây lục bình đang ngày càng được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa thích.

– Cây lục bình cũng đã được nghiên cứu để chế tạo bột giấy, một nguyên liệu đang có nguy cơ thiếu hụt trong ngành công ngiệp làm giấy.

Ngắm sắc tím  ngỡ ngàng của Lục bình

Một màu tím đẹp đến nao lòng
Những cánh hoa tím tím mong manh
Khoe sắc cạnh cô hàng xóm- cây năng cũng cây có tác dụng làm sạch nguồn nước
Khách đi đường không thể làm ngơ trước sắc tím lục bình
Thanh bình nơi làng quê với hoa lục bình tím biếc
Chốn bình yên của những chú vịt bên ao lục bình

Sưu tầm

Xem thêm

Cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch (phần 2)

Đây là phần tiếp theo trong loạt bài chia sẻ về kinh nghiệm cách trồng sầu riêng. Bài thứ 2 sẽ là chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch. Nếu bạn chưa xem phần 1 về cách trồng sầu riêng thì vui lòng xem lại link sau :

Quy trình kỹ thuật trồng hoa Hồng xanh không quá khó. Ảnh minh họa

Bệnh hại cây hoa hồng và các biện pháp phòng trừ

Bệnh hại cây hoa hồng và các biện pháp phòng trừ 1.Bệnh đốm đen Đây …

1 bình luận

  1. Xin tac gia gioi thieu cach dan cac loai hang thu cong bang nguyen lieu luc binh duoc khong?