Trang chủ / Kinh nghiệm làm vườn / Phân loại phân bón và cách bón phân cơ bản

Phân loại phân bón và cách bón phân cơ bản

Phân bón có 2 loại thường dùng đó là phân bón hóa học và phân hữu cơ. Phân bón hóa học lại chia thành loại tác dụng chậm và loại tác dụng nhanh, còn phân hữu cơ chủ yếu là có tác dụng chậm. Phân bón tác dụng nhanh nghĩa là sau khi tưới phân xong, cây có thể hấp thu nhanh, lượng phân khó giữ lại trong đất. Phân tác dụng chậm thì ngược lại, sau khi bón xong, phân bón mới từ từ phát huy tác dụng để thực vật hấp thu. Lượng phân được giữ lại trong đất ít nhất là 1 tháng, nhiều thì vài tháng.

G8 là một loại phân bón hóa học
G8 là một loại phân bón hóa học

Dùng phân bón loại nào và thời điểm bón phân phụ thuộc vào tình trạng sinh trưởng của thực vật.Thông thường trên bao bì của mỗi loại phân bón đều có ghi rõ tỉ lệ của các hàm lượng thành phần, có những loại dùng 3 chỉ số để hiện thị.

Ví dụ nếu trên bao bì ghi :10-30-20, nghĩa là trong 100g phân bón này có 10g phân đạm, 30 g phân lân và 20g phân kali.

Trong thành phần của phân bón, hàm lượng phân đạm nhiều thích hợp bón các loại cây lá (không nở hoa) hoặc trong thời kỳ sinh trưởng của thực vật, còn phân bón có nhiều hàm lượng phân lân và kali thì để bón những cây ra hoa, loại phân bón có chứa nhiều kali thích hợp để sử dụng bón cho cây sau thời kỳ hoa nở. Phân hữu cơ và phân bón có tác dụng chậm có thể bón vào đất trước khi trồng cây để giảm bớt lượng phân sử dụng sau này. Nhưng nếu là gieo hạt thì không nên bón vào đất trước khi gieo, vì như vậy có thể gây tổn thương đến mầm cây.

Đối với hoa kiểng, sau khi gieo hạt và thấy cây nẩy mầm, khi đó có thể dùng phân hóa học với tỉ lệ 20-20-20 pha theo chỉ dẫn trên bao bì , mỗi tuần tưới 1 lần. Khi cây thích hợp để sang chậu, ta trộn phân hữu cơ hoặc phân tác dụng chậm vào giá thể trồng và sử dụng phân hóa học tác dụng nhanh với chỉ số N-P-K thích hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng để kích cây ra hoa và giữ hoa lâu tàn.

Xem thêm

Cách tự ủ phân cá, trùn, bánh dầu phộng, đậu nành

Phân hữu cơ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trồng cây tuy nhiên làm sao tận dụng tối đa hiệu quả của các nguồn dinh dưỡng đó lại là vấn đề khác. Dưới đây xin chia sẻ kinh nghiệm cách tự ủ phân cá, trùn, bánh dầu phộng và đậu nành .

Cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch (phần 2)

Đây là phần tiếp theo trong loạt bài chia sẻ về kinh nghiệm cách trồng sầu riêng. Bài thứ 2 sẽ là chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch. Nếu bạn chưa xem phần 1 về cách trồng sầu riêng thì vui lòng xem lại link sau :