Trang chủ / Kinh nghiệm làm vườn / Nguồn phân hữu cơ từ thức ăn thừa

Nguồn phân hữu cơ từ thức ăn thừa

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đã có khá nhiều dị biệt trong văn hóa ẩm thực của phương Tây và phương Đông. Đơn cử đầu tiên chính là thói quen ăn uống. Người Mỹ thường sẽ cố gắng ăn hết tất cả những món mà họ đã gọi. Và khi quá no mà vẫn còn thực phẩm trên bàn, thì họ sẽ xin túi đựng thức ăn thừa (leftovers) mang về (doggy bags hoặc doggie bags). Người Việt thì lại khác. Đã có không ít người hay “dằn dĩa” (không dám ăn hết và cố tình chừa lại một ít) vì sợ người ta nói mình “tham ăn” hoặc “chết thèm”! Hệ quả là thức ăn thừa luôn rất nhiều và đa phần thường được dùng để nuôi heo hoặc vứt bỏ một cách vô tội vạ ra ngoài đường khiến cho môi trường bị ô nhiễm trầm trọng.

Với Food Cycler – chiếc máy xử lý rác thực phẩm tại gia đầu tiên trên thế giới, bạn không chỉ có thể biến thức ăn thừa thành phân bón hữu cơ chỉ sau 3 giờ mà còn hạn chế việc phải chôn hoặc ủ những chất thải rất chậm phân hủy này. Và qua đó góp phần bảo vệ môi trường sống.

So với phân bón vô cơ, thì phân bón hữu cơ có chi phí thấp hơn, giúp phân tách và giải phóng các dưỡng chất một cách từ từ, làm cho cây hấp thu tự nhiên hơn và giảm thiểu được sự rò rỉ. Nước ngầm cũng sẽ không bị ô nhiễm bởi các chất độc hại.

Food Cycler có kiểu dáng gọn nhẹ và cũng dễ vận hành chỉ với 4 giai đoạn xử lý. Trước tiên, bạn hãy cho thức ăn thừa vào chiếc xô nhựa của máy. Food Cycler cho phép tái chế cả xương động vật, hạt, vỏ ốc/sò, thịt/cá và vỏ trái cây. Bạn đặt chiếc xô này trở lại lòng máy, đậy nắp cửa trên lại rồi chọn nút khóa cửa. Kế tiếp, Food Cycler sẽ cắt vụn thức ăn thừa, phân hủy và tiệt trùng thức ăn thừa này. Chu kỳ khử sạch mùi hôi cũng sẽ được diễn ra ở giai đoạn 2.

Sau khoảng 3 giờ làm mát và sấy khô ở giai đoạn 3, máy sẽ tự động tắt. Đến bước cuối cùng, bạn chỉ cần lấy chiếc xô này ra là đã có được một nguồn phân bón hữu cơ được biến đổi từ thức ăn thừa.

 

Theo Khoa hoc pho thong (Theo Cool Material)

Xem thêm

Cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch (phần 2)

Đây là phần tiếp theo trong loạt bài chia sẻ về kinh nghiệm cách trồng sầu riêng. Bài thứ 2 sẽ là chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch. Nếu bạn chưa xem phần 1 về cách trồng sầu riêng thì vui lòng xem lại link sau :

Quy trình kỹ thuật trồng hoa Hồng xanh không quá khó. Ảnh minh họa

Bệnh hại cây hoa hồng và các biện pháp phòng trừ

Bệnh hại cây hoa hồng và các biện pháp phòng trừ 1.Bệnh đốm đen Đây …