Trang chủ / Kinh nghiệm làm vườn / Chế phẩm sinh học biến rơm rạ thành phân hữu cơ

Chế phẩm sinh học biến rơm rạ thành phân hữu cơ

Đối với các vùng nông thôn, tình trạng người dân đốt, xả bừa bãi rơm rạ sau thu hoạch xuống kênh mương, mặt đường gây khói bụi, ô nhiễm môi trường, cản trở giao thông là một vấn đề đặt ra cấp thiết.

Xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ
Xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ – Ảnh Internet

Nhằm khắc phục tình trạng này, năm 2011, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương kết hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh xây dựng đề án khung tổ chức xử lý rơm rạ dư thừa sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ bằng chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp giai đoạn 2011-2015.

Phương pháp xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học thành phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất được tiến hành dựa trên nguyên tắc bổ sung các chủng giống vi sinh vật phân giải hữu cơ có khả năng phân giải nhanh và triệt để rơm, rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ vi sinh giàu dinh dưỡng, là sản phẩm tuyệt đối an toàn với người và động vật.

Chế phẩm sinh học được sử dụng phổ biến nhất là FITO-BIOMIX-RR. Cứ mỗi tấn rơm rạ được ủ cùng 0,2kg chế phẩm, 3kg phân hóa học NPK và 50 lít nước sao cho nồng độ ẩm đạt trên 80%. Trải rơm rạ thành từng lớp, mỗi lớp dày 30cm thì tưới một lượt dung dịch chế phẩm hòa tan và rắc mỏng phân hóa học NPK, có thể bổ sung thêm phân chuồng. Sau đó, đậy toàn bộ đống ủ bằng nilon để đảm bảo vệ sinh, giữ độ ẩm và nhiệt.

Để cho rơm, rạ vụn thêm và làm cho các loại vi sinh vật phân bố đều cần phải thường xuyên tưới bổ sung duy trì độ ẩm, trộn đều giữa chỗ phân hủy và chỗ chưa phân hủy lần thứ nhất sau 10-12 ngày, lần thứ hai cách lần một 10 ngày.

Sau 30 ngày trở đi có thể tiến hành kiểm tra chất lượng phân, nếu đảm bảo yêu cầu có thể mang ra sử dụng.

Các hộ dân tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, sau 35-40 ngày rơm, rạ cơ bản đã phân hủy thành phân hữu cơ có chất lượng tốt, sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp, tăng sản lượng hoa màu, có nơi lên đến 3%.

Mô hình xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học của tỉnh Hải Dương đã nhận được sự quan tâm rộng rãi. Năm 2011, đoàn công tác liên Bộ gồm Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ đã về thăm và làm việc tại một số địa phương của huyện Thanh Hà về mô hình này.

Theo Vietnam +

 

Xem thêm

Cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch (phần 2)

Đây là phần tiếp theo trong loạt bài chia sẻ về kinh nghiệm cách trồng sầu riêng. Bài thứ 2 sẽ là chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch. Nếu bạn chưa xem phần 1 về cách trồng sầu riêng thì vui lòng xem lại link sau :

Quy trình kỹ thuật trồng hoa Hồng xanh không quá khó. Ảnh minh họa

Bệnh hại cây hoa hồng và các biện pháp phòng trừ

Bệnh hại cây hoa hồng và các biện pháp phòng trừ 1.Bệnh đốm đen Đây …