Trang chủ / Kinh nghiệm làm vườn / Chăm sóc hoa Sứ đón Tết

Chăm sóc hoa Sứ đón Tết

Trong thế giới hoa cảnh, hoa Sứ có vị trí tương đối, trải qua trên 50 năm rồi lan rộng từ Nam ra Bắc và hình thành sân chơi cho các giới tham quan, thưởng ngoạn.Hoa Sứ ngày xưa chỉ có một màu một lớp 5 cánh, hiện có trên 100 màu giống khác nhau và có nhiều lớp cánh, thường gọi  là Sứ kép.

Hoa sứ- Ảnh chụp tại chợ hoa 23/3
Hoa sứ – Ảnh chụp tại chợ hoa 23/3

Tp.HCM là nơi xuất phát và cũng là cái nôi của hoa Sứ và cũng có nhiều “sân Sứ” để chơi, trong đó có Hội Hoa Xuân Ở Tao Đàn. Hoa Sứ có mặt trong Hội Hoa Xuân rất lâu, sau đó mới thành lập bộ môn riêng vào năm 2007. Từ ngày có bộ môn hoa Sứ, Hội Hoa Xuân tăng thêm sắc màu, tô lên sắc Xuân… có được như thế cũng do các nhà vườn, nghệ nhân chung tay góp sức, trong đó có nhóm hoa Sứ Bình Dương.

Nói đến hoa Sứ Bình Dương, người chơi Sứ công nhận đấy là một trường phái có chiêu làm hoa Sứ độc nhất vô nhị. Do vậy, cách chăm sóc hoa Sứ từ xả tàn, bón phân để sao cho Sứ ra hoa ngày Tết, đáng để chúng ta học hỏi.

1. Ngày xả tàn cho hoa Sứ

Tùy theo từng giống Sứ mà xả tàn khác nhau, bình thường 75 ngày, Thần Tài 60 ngày, Huyết Long 85 ngày. Trước xả tàn 1 tháng bón phân, bón Dynamic pha loãng, lân… trước đó nữa là mùa mưa, không bón gì hết. Mùa mưa không cần bón phân vì trong nước mưa đã có đạm, nếu có bón chỉ bón lân.

 2. Cách  bón phân sau khi xả tàn

Khi thấy chồi mọc, khởi đầu xịt phân Đầu Trâu 501 ( 2 đến 3 lần), song song đó cũng xịt kèm theo Sherpa để phòng ngừa sâu rầy. Rồi quan sát, đánh giá tình hình: nếu thấy cây tự đâm nụ đúng theo chu kỳ thì xịt 901, nếu thấy ra hoa muộn thì phải xịt phân Đầu Trâu 701 để kích thích ra hoa và nụ hoa mau lớn, xịt phân 901 để giúp hoa rực rỡ và lâu tàn. Hoa nở rồi thì ngưng bón tất cả,lấy chuẩn từ lúc có nụ đến nở là 30 ngày. Trong quá trình làm bông phải xịt rửa sương hay còn gọi là nấm sương để phòng ngừa nụ hoa bị thối rụng.

3. Những kinh nghiệm trong chăm sóc hoa Sứ

–  Nhìn thấy lá còn tốt tươi, củ Sứ căng cứng, nhiều sức sống thì bón phân bình thường, phân Dynamic, lẫn xịt thêm Đầu Trâu 501 qua lá, tiếp sức cho cây hấp thụ nhanh. Trong trường hợp thấy lá nhỏ, vàng buồn, củ mềm, thiếu sức sống thì nên nhổ lên, thay chất trồng mới, trồng lại.

–   Phải thường xuyên theo dõi nắng, mưa, gió, sương, sâu, rầy,.. .có tác động, tác hại hay không để xử iý cho kịp thời. Không nên sử dụng phân quá liều lượng hướng dẫn, muốn thêm bớt phải trải qua kinh nghiệm,

không thì dễ phạm phân , đối với Sứ phạm phân là “dễ đi” lắm!.

 Tất cả những kinh nghiệm này, đều dựa trên hoàn cảnh, điều kiện môi trường của Bình Dương. Nơi làm cho Sứ ra hoa đến mức nghệ nhân hàng đầu Thái Lan cũng phải bất ngờ, ngạc nhiên và khen ngợi.

 Màu hoa Sứ Thái trên đất Việt

Hoa sứ
Ảnh chụp tại chợ hoa 23/9
Hoa sứ
Ảnh chụp tại chợ hoa 23/9
Ảnh chụp tại chợ hoa 23/9
Ảnh chụp tại chợ hoa 23/9
Ảnh chụp tại chợ hoa 23/9
Ảnh chụp tại chợ hoa 23/9
Ảnh chụp tại chợ hoa 23/9
Ảnh chụp tại chợ hoa 23/9

 

“Không có ai thành công trong bóng mát mà phải ra đồng” , đó là lời gửi gấm của các nghệ nhân thay cho lời kết !

Nguồn : Tapchihoacanh

Xem thêm

Cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch (phần 2)

Đây là phần tiếp theo trong loạt bài chia sẻ về kinh nghiệm cách trồng sầu riêng. Bài thứ 2 sẽ là chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch. Nếu bạn chưa xem phần 1 về cách trồng sầu riêng thì vui lòng xem lại link sau :

Hãy nuôi dưỡng tâm hồn trẻ con bằng việc cùng chúng trồng rau làm vườn

Sẽ không có cách nào tốt hơn để nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ con …