Trang chủ / Kinh nghiệm làm vườn / Cách trồng cây khế ngọt trong chậu tại nhà

Cách trồng cây khế ngọt trong chậu tại nhà

Trồng khế ngọt trong chậu  hiện đang được nhiều người ưa chuộng. Bạn có thể bắt gặp những cây khế ngọt dù thấp nhỏ vẫn ra hoa, kết quả ngay cả khi được trồng trong chậu . Muốn có một cây khế ngọt để vừa làm cảnh vừa thu quả không khó, chỉ cần tuân thủ những nguyên tắc sau :

cây khế trồng trong chậu1. Chọn thời vụ trồng thích hợp
Cây khế thường phát lộc vào mùa xuân, ra hoa vào đầu hạ và kết quả vào cuối thu. Vì vậy, thời điểm thích hợp để trồng khế trong chậu là vào vụ xuân hoặc vụ thu. Trồng và chăm sóc đúng thời vụ, cây sẽ cho hoa vào thời tiết ấm và khô. Tỉ lệ kết quả cũng vì thế mà tăng lên. Chọn thời vụ thích hợp sẽ giúp cây khế ngọt của bạn kết quả vào đúng vụ thu, là vụ cho quả chín đẹp và thơm ngon nhất.

2. Chọn đất trồng dễ tiêu thoát nước
Là loại cây có rễ dễ bị thối khi ngập úng, khi trồng cây khế ngọt  trong chậu – vốn là môi trường hạn chế lượng đất, bạn cần chọn đất mùn tơi xốp. Độ pH của đất thích hợp là 5,5 đến 6,5. Trước khi cho đất này vào nên lót một ít sỏi hoặc đá xuống dưới chậu cảnh để dễ thoát nước. Kinh nghiệm của nhiều người trồng khế lâu năm cho thấy mỗi năm nên thay 1/3 số đất trong chậu bằng đất mới để có đủ chất dinh dưỡng cho cây.

3. Điều hòa lượng nước tưới
Trồng trong chậu đồng nghĩa với việc khế rất khó tìm lượng nước ngầm trong lòng đất, vì vậy, bạn cần cũng cấp đủ nước cho cây trong những giai đoạn cần thiết. Thời tiết khô hạn từ tháng 6 đến cuối năm sẽ ảnh hưởng đến quá trình ra hoa kết quả của cây khế. Chính vì vậy, cần tưới nước thường xuyên cho cây khế trong giai đoạn này. Một mẹo nhỏ để giữ ẩm cho cây khế của bạn là hãy đặt chậu cảnh dưới bóng râm của giàn dây leo hoặc những cây cảnh có tán rộng hơn. Như vậy, sẽ hạn chế được ánh nắng rọi trực tiếp vào cây khế, tránh làm hao hụt lượng nước.

4. Tỉa cành và bón phân
Khế là loại cây ưa phân bón hữu cơ. Phân chuồng, kali, tro bếp, vôi bột là những loại phân bón thích hợp cho trồng khế. Cần sử dụng thêm phân bón tổng hợp và điều tiết trong từng giai đoạn phát triển của cây khế. Ngoài ra, sau vụ thu hoạch quả, trước khi khế ra hoa vụ mới cần cắt tỉa bỏ bớt những cành già, cành sâu bệnh, cành mọc chen chúc, cành yếu…Nếu cây khế có tán quá dày choán hết diện tích chậu nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng. Như đã nói ở trên, khế không ưa ánh nắng rọi trực tiếp nên cần cắt tỉa sao cho có khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán. Như vậy sẽ tránh được ánh nắng trực xạ làm nứt vỏ và nám quả.

Nguồn : Chau canh.vn

Xem thêm

Cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch (phần 2)

Đây là phần tiếp theo trong loạt bài chia sẻ về kinh nghiệm cách trồng sầu riêng. Bài thứ 2 sẽ là chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch. Nếu bạn chưa xem phần 1 về cách trồng sầu riêng thì vui lòng xem lại link sau :

Quy trình kỹ thuật trồng hoa Hồng xanh không quá khó. Ảnh minh họa

Bệnh hại cây hoa hồng và các biện pháp phòng trừ

Bệnh hại cây hoa hồng và các biện pháp phòng trừ 1.Bệnh đốm đen Đây …

1 bình luận

  1. Kỹ sư cho em hỏi: Cây khế ngọt nhà em trồng trên chậu, khoảng 5 năm tuổi, thân có đường kính khoảng 5 cm. do em muốn tạo bonsai nên cắt ngang thân(Phía dưới không còn lá, cành gì cả)Vậy cây có còn sống không? nếu sống thìkhoảng bao nhiêu lâu thì mọc cành lại? cách chăm sóc cho cây ra cành? em đã cưa đúng theo kỹ thuật nhưng gần nửa tháng không thấy chồi nhú ra cả, em lo quá! Rất mong kỹ sư trả lời dùm em!Em xin cám ơn!