Trang chủ / Kinh nghiệm làm vườn / Bệnh khảm trên cây dưa, bầu bí

Bệnh khảm trên cây dưa, bầu bí

Bệnh khảm trên cây dưa, bầu bí, một số nơi còn gọi tên khác như : Bệnh giật ngọn, Bệnh đầu lân, từ bi. Bệnh do virus Virus Cucumber Mosaic gây ra qua môi giới truyền bệnh là con bù lạch.

benh kham1. Đặc điểm nhận biết

Cơ thể con bù lạch rất nhỏ, con trưởng thành dài khoảng hơn 1 mm, mầu vàng nâu, di chuyển rất nhanh. Con ấu trùng mầu xanh lục, nhỏ hơn con trưởng thành một chút. Do cơ thể của bù lạch rất nhỏ lại nằm ở bên trong đọt non hoặc mặt dưới của những lá non, nếu không có kinh nghiệm sẽ rất khó phát hiện.

Khi bị nhiễm bệnh, ngọn cây dưa không vươn dài, mà co rút lại thành một cục giống như cái đầu lân và giật ngược lên trời.

2. Quy luật phát sinh, gây bệnh

Ngoài gây hại trực tiếp, bù lạch còn là môi giới truyền bệnh khảm cho cây dưa, bằng cách khi chích hút dịch của cây dưa đã bị bệnh bù lạch sẽ lưu giữ virus trong tuyến nước bọt, khi chích hút cây khoẻ chúng sẽ truyền virus gây bệnh cho cây này, từ đó bệnh sẽ lây lan rất nhanh.

3. Biện pháp phòng trừ

Để phòng ngừa bệnh khảm, phải phòng trừ con bù lạch bằng cách kết hợp một số biện pháp sau đây:

– Không trồng dưa leo và những cây thuộc họ bầu bí (nhất là dưa hấu) liên tục nhiều năm trên một ruộng, một khu vực, tốt nhất là thực hiện công thức luân canh là: cứ trồng hai vụ dưa leo (hoặc những cây thuộc họ bầu bí) thì luân canh với một vụ lúa nước hoặc những loại rau màu khác như các loại rau cải, hành, ngò, đậu, ớt…

– Phủ bạt nilon (màng phủ nông nghiệp) trên luống dưa, ngoài việc có tác dụng hạn chế cỏ dại và một số bệnh gây hại cho cây dưa, tiết kiệm lượng nước tưới… thì theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học, màu bạc của tấm bạt sẽ có tác dụng xua đuổi bù lạch trưởng thành đến đẻ trứng, sinh con đẻ cái, tích luỹ số lượng gây hại cho cây dưa leo.

– Nhổ bỏ những cây bị bệnh và đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy để tránh bệnh lây lan sang những cây khác thông qua môi giới là con bù lạch.

– Kiểm tra ruộng dưa thường xuyên (chú ý quan sát kỹ các đọt non và mặt dưới của những lá non), nếu thấy có nhiều bù lạch thì có thể sử dụng luân phiên một trong các thuốc như: Cyperan 5EC hoặc 10EC, Vifast 5ND hoặc 10SC, Confidor 100SL, Regent 800WG, Polytrin 440EC, Selecron 500EC… Do bù lạch nằm sâu bên trong đọt, nên dùng bình xịt có áp suất mạnh và xịt trực tiếp lên các đọt non thì hiệu quả mới cao.

Nguồn : Baovecaytrong.com

Xem thêm

Trồng dừa xiêm trên đất mặn

Tại các xã Phú Hội, Long Thọ (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) đã phát …

Xử lý dứa ra hoa theo ý muốn

Giống dứa, nên dùng giống Cayen Cách xử lý ra hoa, quả trái vụ: Có …