Trang chủ / Cách trồng rau / Ưu nhược điểm của kỹ thuật trồng rau thủy canh (phần 2)

Ưu nhược điểm của kỹ thuật trồng rau thủy canh (phần 2)

1.3. Dễ dàng tưới tiêu

Cấp nước dễ dàng và đồng đều trong nhiều hình thức trồng rau sạch là ưu điểm lớn nhất so với các phương pháp trồng trọt truyền thống. Ưu điểm này đặc biệt được áp dụng trong kỹ thuật màng dinh dưỡng và các hình thức trồng cây trong nước, kể cả hình thức trồng kết hợp tưới ngầm, do phạm vi tưới ít hơn và nhờ sử dụng hệ thống ống phun hoặc ống đục lỗ.

Cấp nước cho cây trồng trên đất hoặc trên nền chất rắn luôn đòi hỏi đến kinh nghiệm cá nhân, ngay cả khi đã có những chỉ dẫn gián tiếp về nhu cẩu nước như thông tin về bức xạ mặt trời. Ngay cả khi đã có các thông tin như vậy, việc cấp hước cho cây trồng còn phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của cây, độ ẩm của đất ở thời kỳ cây mới trồng khác hẳn so với khi đất đã được che phủ bởi cây đã sinh trưởng. Và còn nhiều yếu tố khác có liên quan đến việc cấp nước cho cây trồng không thể đánh giá hết được khi trồng theo cách truyền thống. Trong trồng sạch mọi vấn đề vừa nêu đều bị loại bỏ, bởi lẽ cây trồng có rễ ngập trong dung dịch dinh dưỡng trên toàn bộ diện tích trồng, mọi quyết định có liên quan đến tuổi cây, vị trí trong nhà và toàn bộ nhu cầu nước đều không cần đề cập đến.

Tuy nhiên ưu điểm nói trên không hoàn toàn có được đối với mọi hệ thống trồng sạch, ví dụ, ở những hệ thống trồng sạch trên cát, để có được cân bằng nước và oxy tốt nhất trong vùng rễ lại xuất hiện các khó khăn khác.
Các hệ thống trồng cây trong nước và hệ thống kết hợp tưới ngầm tiết kiệm được lao động và thời gian kiểm tra làm sạch vòi tưới. Do vậy phần lớn cây trồng trong nhà kính như cà chua, dưa chuột phát triển trong đất hay các túi trồng nạp đầy chất nền không phải là đất thường có các điểm tưới riêng bên cạnh luống cây. Các ống đục lỗ hoặc miệng phun thường bị tắc cục bộ do kết tủa canxi phosphat, canxi cacbonat hoặc các hợp chất sắt có thể dẫn đến thiếu nước cục bộ ở một số nơi trong nhà kính. Do vậy phải thường xuyên kiểm tra, dặc biệt khi nguồn nước cấp có độ cứng cao. Các hệ thống trồng rau sạch hiện đại thường có thêm trang thiết bị kiểm soát độ axit của dung dịch dinh dưỡng để loại trừ khả năng tắc do kết tua.

1.4. Dễ dàng khử trùng

Trồng liên tục trên đất nhà kính thường phụ thuộc vào cách thức khử trùng từng phần. Công việc này khá tốn kém và cần thời gian xử lý mà không phải thường xuyên thấy ngay được hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không làm được thì hậu quả dẫn đến là chi phí cho kiểm soát môi trường cao và khả năng thu được sản phẩm không theo ý muốn.

Phương pháp khử trùng hiệu quả nhất đối với đất là phương pháp xông hơi, nhưng chi phí nhiên liệu cao và lao động nhiều đã hạn chế việc sử dụng phương pháp này trong thực tế. Khử trùng bằng hóa chất ít tốn kém hơn so với phương pháp xông hơi nhưng lại có thêm nhiều điều bất lợi. Formanđehyt đã được sử dụng ngay từ những ngày đầu công nghệ nhà kính phát triển, song hơi formanđehyt rất độc và đất sau khi khử trùng phải để vài tuần sau mới trồng cây được. Metyl bromua có lẽ là hóa chất quan trọng nhất hiện đang được sử dụng để khử trùng đất trong nhà kính. Cần thường xuyên quan tâm đến vấn để an toàn với hóa chất sử dụng, cũng như dư lượng hóa chất trong đất. Hợp chất metyl bromua phân hủy trong đất giải phóng ion brom cây trồng có thể hấp thu. Mức bromua cao trong sản phẩm thực phẩm sẽ gây hại cho sức khỏe. Ở một số nước đã đưa ra mức brom tối đa cho phép trong thực phẩm.

Các hệ thống trồng sạch hiện đại đều tránh khử trùng đất trong nhà kính, ưu điểm thấy rõ nhất là không dùng chất nền bằng đất. Quy trình chung để làm sạch hệ thống trồng trong dung dịch là thải bỏ, lau chùi và dọn sạch cặn bẩn, rửa sạch bằng formanđehyt pha loãng và cuối cùng rửa lại bằng nước sạch. Còn rất ít hoặc thậm chí không còn formanđehyt trong các hệ thống như vậy, do chất nền không hấp thu hoặc giữ lại hóa chất. Tuy nhiên đòi hỏi thông gió, vì lý do an toàn. Với hệ thống kỹ thuật màng dinh dưỡng vấn đề còn đơn giản hơn do dùng vỏ polyetylen làm khuôn máng nên có thể thải bỏ sau sử dụng. Trồng trên cát mịn hoặc sỏi thì sau khi thu hoạch phải loại phần rễ cây và cỏ dại khỏi lớp nền trước khi khử trùng.
So với trồng trực tiếp trên đất, trồng trên nền môi trường trơ có ưu điểm đáng kể là có thể khử bỏ nhanh và hiệu quả hóa chất khử trùng bằng cách rửa nhiều lần với nước.

Chất nền là cát mịn hoặc chất hữu cơ như than bùn nếu thấy cần thiết có thể khử trùng bằng xông hơi và cho tái sử dụng. Công việc hoàn toàn đơn giản hơn so với trồng trực tiếp vào đất trong nhà kính.

1.5. Nâng cao sản lượng

Chắc chắn người ta vẫn còn nghi ngờ rằng mức tăng sản lượng có được trong trồng sạch đã được thổi phổng quá mức. Ở thời điểm hiện tại, các số

liệu về mức tăng sản lượng trong trồng rau sạch chưa đủ để nói lẻn điều gì. Tuy nhiên nhiều vùng trồng cây truyền thống cũng đã bắt đầu chuyển sang trồng rau sạch.

Không phải đơn giản mà có được ngay những bằng chứng về sản lượng cao trong trồng rau sạch so với các kỹ thuật thủy canh truyền thống. Ví dụ ở Anh, người ta đã sử dụng kỹ thuật màng dinh dưỡng hoặc kỹ thuật trồng trên cát mịn, phần lớn các trường hợp đều chuyển từ trồng cây trong đất trong các túi chứa than bùn cũng được xem là một hình thức trồng rau sạch. Số liệu về sản lượng cà chua khi trồng trong nước theo kỹ thuật màng dinh dưỡng và theo phương thức trồng trong than bùn được Spensley công bố như ở bảng 6.1.

Bảng 6.1. So sánh sán tượng cà chua trống theo kỹ thuật màng dinh dưỡng và trồng trong than bùn , kg/m2

Năm Trồng trong than bùn Theo kỹ thuật màng dinh dưỡng Mức tăng sản lượng
1975 29,6 37,4 26,2
1976 32,2 40,1 24,6
1977 31,8 36,1 13,5

Như vậy các thử nghiệm cho thấy mức tăng đạt được từ 13 đến 26% khi áp dụng kỹ thuật màng dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu tính theo mức chi phí chung thì người ta thấy rằng con số nói trên chỉ vào khoảng 5 đến 10%. Van Os đã so sánh các kỹ thuật trồng ở Hà Lan trong ba trường hợp trồng cà chua cao hơn 34%, 18% và 6% so với trồng trên đất và báo cáo rằng mức tăng trung bình là 13%.

Thực chất, mọi so sánh đều rất khó thực hiện, bởi lẽ còn nhiều yếu tố chưa được xác định như loại hệ thống áp dụng, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, kỹ thuật và giá cả thị trường. Dẫu sao cũng phải thừa nhận rằng mức tăng sản lượng trong sản xuất sạch ở Hà Lan đã gây được sự chú ý của nhiều người và càng ngày người ta càng tin tưởng rằng kỹ thuật thủy canh sẽ mang lại mức tẳng sản lượng cao hơn.

2. Ưu điểm của kỹ thuật thủy canh trong các điều kiện đặc biệt của trồng rau sạch

Có những trường hợp đặc biệt mà chỉ có trồng sạch mới có được những ưu điểm riêng so với các kỹ thuật trồng cây truyền thống khác.

6.2.1. Sản xuất ỏ những vùng không có đất thích hợp

Rõ ràng sản xuất sạch cung cấp nhiều khả năng cho sản xuất ở những vùng không có đất thích hợp cho các kỹ thuật sản xuất truyền thống. Khả năng ứng dụng của kỹ thuật thủy canh đã thu hút sự chú ý đáng kể và nhiều thử nghiệm. Nhiều kết quả đã được công bố, bao gồm các thiết kế lắp dặt hệ thống thủy canh của Phòng Thực nghiệm nghiên cứu môi trường – Đại học Arizona để sản xuất rau sạch ở Abu Dhabi – Ả Rập cũng như ở Trạỉ Nghiên cứu môi trường Khark, Iran. Cả hai nơi này đều đã thử nghiệm trồng Cây trên cát khai thác tại chỗ, những nơi đó đều thiếu đất trồng thích hợp cho lối canh tác truyền thống, do quá nắng nóng và độ ẩm thấp vào mùa hè, những cơn bão cát và đôi khi nhiệt độ xuống quá thấp vào các tối mùa đóng đã tạo ra tiền đề cần thiết để áp dụng kỹ thuật trồng sạch theo quan điểm môi trường được kiểm soát. Chưa bao giờ người ta thu được nhiều kết quả khả quan đến thế với dự án nhà kính ở những vùng sa mạc khô cằn đó.

2.2 Tiết kiệm nước

Các hệ thống trồng bảo vệ có nhu cầu nước rất cao do phải tăng cường kiểm soát môi trường trồng trong điều kiện nhà kính hoặc chất dẻo không có mưa. Chi phí cấp nước có chất lượng thích hợp cho sản xuất là phần chi phí không nhỏ, nhiều khi còn lớn hơn cả chi phí cho nhân công và sưởi ấm (hoặc làm mát). Khi sản xuất phải thực hiện ở những vùng nóng bức, khô cần, nước chắc chắn là yếu tố hạn chế kể cả về khả năng nguồn cấp chất lượng và giá cả của nó. Trong những điều kiện như thế, các hệ thống thủy canh kín sẽ phát huy được ưu điểm riêng của mình: tổn hao nước từ vùng rễ ra ngoài được hoàn toàn loại trừ, nước bốc hơi từ bề mặt có thể được hạn chê’ bằng nhiều cách. Hạn chế nước rò rỉ bằng cách dùng các khay, rãnh thu hồi, hạn chế nước bốc hơi bằng cách che đậv cũng như sử dụng kỹ thuật tưới ngầm không để nước bốc hơi trên bề mặt.

Ưu điểm tiết kiệm sử dụng nước trong các hệ thống trồng rau sạch tuần hoàn lớn đặc biệt quan trọng với những nơi không chỉ thiếu nước mà còn cả ở những nơi chi phí cho nguồn nước quá cao, hoặc những nơì cẩn trang bị khử mặn cho nước. Tuy nhiên cũng cẩn phải lưu ý rằng, bất kể áp dụng kỹ thuật trồng cây nào thì quá trình hô hấp của thực vật vẫn cần phải được duy trì, do vậy cần phải cấp đủ một lượng nước cho quá trình đó.

Xem tiếp : Ưu nhược điểm của kỹ thuật trồng rau thủy canh (phần 3)

Xem thêm

Kỹ thuật trồng rau sạch theo mô hình mới năm 2018

Khi nguồn tài nguyên đất càng ngày càng cạn kiệt, nguồn thức ăn sạch và …

Vườn treo sân trước của cô Nga được ví như khu rừng hội tụ những loại hoa quý

Vườn trước cây cảnh, vườn sau trồng rau 30 m2 của cô giáo nghỉ hưu

Sở hữu một vườn cây cảnh, ngày ngày ngắm sắc xanh, tận hưởng hương của …