Trang chủ / Cách trồng rau / Rau quả và những thuộc tính cơ bản

Rau quả và những thuộc tính cơ bản

Rau quả giàu Vitamin, khoáng chất, chất xơ,… giúp bảo vệ sức khỏe, thải chất độc, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao khí sắc và ngừa ung thư. Có thể nói, các món ăn chế biến từ rau quả là lựa chọn lý tưởng cho bữa ăn gia đình hiện nay. Những thuộc tính cơ bản của rau quả giúp ta lựa chọn loại rau quả bổ dưỡng cho sức khỏe và phù hợp với khẩu vị của từng người.

1.Tứ tính của rau quả

Bốn tính của rau quả gồm : hàn ( lạnh), nhiệt (nóng), ôn ( ấm), lương ( mát), bốn tính này chỉ phản ứng của cơ thể sau khi hấp thu thức ăn. Ăn uống hợp lý mới là đạo giữ sức khỏe.

Thuộc tính của rau quả

Những loại rau quả tiêu biểu

Thể chất phù hợp

Mát lạnh Rau cần, Bí đao, Cải thảo, Rau muống, Xoài, Quýt, Lê… Người có thể chất thực nhiệt
Ấm nóng Gừng tươi, Hẹ, Tỏi, Ớt, Đào, Vải,… Người có thể chất thiên về hàn
Bình hòa Rau kim châm, Cà rốt, Mận, Chanh,Táo, Táo tàu , Me. Mơ… Mọi loại thể chất

Lưu ý : Lượng ăn vừa đủ

2. Ngũ vị của  rau quả

Rau quả được dùng phổ biến trong chế biến món ăn
Rau quả được dùng phổ biến trong chế biến món ăn

Đó là 5 vị : cay, ngọt, chua, đắng, mặn trong thức ăn; trên thực tế còn có các vị nhạt, chát. Người ta quen xếp nhạt vào vị ngọt, chát vào vị mặn. Vị khác nhau có tác dụng  khác nhau, như bảng sau:

Vị của rau quả

Công dụng

Rau quả tiêu biểu

Đắng Thanh nhiệt, tả hỏa, khử thấp, giáng khí, giải độc Khổ qua, Cam, Atiso, Cam,…
Ngọt Bổ ích và giải tỏa cơn đau Bí ngô, Mướp, Mầm đậu Hà lan, Dưa hấu, Chuối, Sung, Dừa, Dưa lê ( Dưa lưới)…
Cay Phát tán hành khí, hoạt huyết Gừng, Hành, Tiêu, Tỏi, Ớt…
Chua Làm ráo mồ hôi, chỉ suyễn, lợi tiểu, đồng thời còn có thể tăng cảm giác thèm ăn, kiện tì, khai vị, tăng cường chức năng gan Ô liu, Đu đủ, Lựu, Cà chua…
Mặn Bổ âm huyết Quả thị, Hạt sen….

3. Quy kinh của rau quả

Quy kinh là chỉ tác dụng đặc thù của rau quả đối với từng bộ phận của cơ thể. Ví dụ: Cải thảo quy về kinh vị, rau Hẹ quy về kinh tâm. Đương nhiên, tác dụng của rau quả đối với cơ thể có phạm vi thích ứng nhất định.

Rau quả tuy có tính vị giống nhau, nhưng quy kinh có sự khác nhau. Ví dụ:  cùng là loại rau quả bổ ích, có loại quy về kinh tâm, có thể dưỡng tâm, an thần: có loại quy về kinh tì vị, giúp kiện tì khai vị.

Rau quả giống như dược thảo, cũng có trường hợp một loại rau quả quy về hai kinh hoặc ba kinh, như cải Bó xôi quy về kinh can, kinh vị và kinh tràng, dưa leo quy về kinh phế, kinh tì, kinh vị, kinh bàng quang…

Theo  Rau quả dưỡng sinh & Trị bệnh

Biên soạn :Kiến Văn – Tiến Thành

Xem thêm

Theo nghiên cứu cập nhật nhất năm 2017: Bạn nên ăn bao nhiêu gam trái cây và rau quả mỗi ngày?

Nghiên cứu : Bạn nên ăn bao nhiêu gam trái cây và rau quả mỗi ngày?

Ăn rau quả sẽ có tác dụng, còn sử dụng thực phẩm chức năng hoặc …

Doanh nghiệp tham quan trang trại của hộ nông dân VietGap tại Đà Lạt.

MM Mega Market hỗ trợ nông dân trồng rau chuẩn VietGAP

Công ty hợp tác với 70 nông dân Lâm Đồng sản xuất rau củ quả …