Trang chủ / Cách trồng rau / Những điều nên biết về củ gừng

Những điều nên biết về củ gừng

Gừng là một loại gia vị phố biến trong bữa ăn của người Việt Nam. Lá gừng thái nhỏ dùng để kho cá, làm cho món ăn thêm mùi thơm- khử tanh, nhất là món ốc hấp lá gừng, một món ăn đặc trưng của người Việt.

 cu gung1. Chọn mua gừng

Khi mua gừng, bạn nên chọn những củ gừng thon nhỏ vừa phải; vỏ láng mịn, nhẵn bóng; bẻ ra thấy ruột vàng; mùi thơm nồng là tốt.
Những củ gừng to, vỏ xù xì, ruột trắng, không có vị cay, ít có mùi thơm; là loại gừng mọc hoang ở rừng; đồi núi.

2. Bảo quản gừng

Đế bảo quản gừng được tươi lâu, bạn dùng chậu trồng hoa hoặc chậu rửa mặt, lót dưới đáy một lớp cát ẩm, đặt gừng vào rồi lấp cát lên. Luôn giữ cho cát có độ ẩm vừa phải. Nếu cát khô quá, gừng sẽ bị khô; nếu cát ẩm quá, gừng sẽ bị thối. Bảo quản theo cách này có thể giữ gừng tươi được vài tháng.
Không nên dùng gừng để lâu ngày đả bị thối, úng, để chế biến thức ăn, vì gừng bị thối, úng, sẽ sinh ra chất lưu huỳnh, là loại độc tố có thế gầy tốn thương cho gan. Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có khi nó còn làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết cuả gan.

3. Một số bộ phận khác của gìtng được đùng làm thuốc

Vỏ gừng: gọi là khương bì hoặc khương y, vỏ gừng có vị cay, đắng, tính mát. không độc, giúp tăng khí. chữa phù thũng, bụng đầy trướng, điều hòa tỳ vị.
Nước cốt gừng: gọi là khương trấp, có vị cay, tính ôn nhuận, dùng chữa ợ chua, nôn mửa, trúng phong hàn, đau nhức do lạnh.
Lá gừng: gọi là khương diệp, có vị cay thơm, tính ấm, dùng chữa đầy bụng do ăn gỏi bằng cách rửa lá sạch, giã nát, vắt lấy nước để uống.

4. Một số cách chế biến gừng

Khương lộ: tức là nấu củ gừng cho chín rồi đem phơi sương. Khương lộ có vị cay, tính nóng, dùng chữa các chứng trúng hàn; trợ tiêu hóa; giải độc sương mốc vùng lam sơn chướng khí, trừ được đàm.

Thán khương: tức gừng khô đem sao đến khi mặt ngoài cháy đen, trong còn màu vàng thẫm, dùng làm thuốc cầm máu khi bị xuất huyết, tay chân lạnh, truỵ mạch.

Ôi khương: tức là gừng tươi đem nướng, gừng lùi (ôi có nghĩa là nướng). Bóc bỏ vỏ cháy ở ngoài, cắt lát mỏng hoặc giã lấy nước, dùng chữa đau bụng lạnh, trúng thức ăn lạnh, nôn mửa nhiều, sợ gió lạnh.

Tiêu khương: là củ gừng sao vừa cháy sém vỏ ngoài; dùng chữa đau bụng lạnh, cầm máu.
Ngoài ra, người ta còn dùng nước cốt gừng để tẩm và sao một số dược liệu như bán hạ, đảng sâm, sâm bố chính… gọi là khương chế. Món gừng muối chua là một loại gia vị rất có ích cho việc tiêu hóa thức ăn làm ấm bụng. Người ta gọt bỏ vổ gừng, ngâm trong nước muối như muối dưa, nhưng nồng độ muối đậm hơn để chống hư. Gừng muối thường được dùng ăn trong các món cá hấp, ốc bươu luộc, mắm thái…

4. Một số cách sứ dụng gừng khác

Để làm tăng vị ngọt của một số loại thức uống; nên rắc một ít bột gừng vào các lát quả tươi hoặc trộn cùng sữa chua lạnh hay kem.
Với các món ăn mặn, gừng tươi có thể cho vào nồi canh các loại rau thuộc họ cải hay các loại nước sốt, sẽ làm cho món ăn trở nên thơm ngon và đậm đà hơn.

Khử mùi của vịt, gà

Sau khi làm sạch lông, dùng một củ gừng nướng chín; cạo bỏ lớp vỏ đen rồi giã nhuyễn; đem chà xát lên mình con vịt hoặc gà. Để lâu độ 5 phút, rửa sạch rồi mới mổ ruột.
Có thể giã nát gừng đã nướng chín, trộn với rượu trắng rồi thoa đều lên mình gà, vịt, để lâu vài phút; rửa sạch rồi mổ.

Khứ mùi tanh của cá

Sau khi làm cá sạch, nấu chín cá, có mùi thơm rồi mới thái vài lát gừng vào đế khử hết mùi tanh, tạo hương vị thơm ngon.

Khử mùi tanh của thớt và bàn tay

Dùng gừng tưới chà xát lên mặt thớt hoặc bàn tay vài lần, rửa lại bằng nước ấm.

Lương y Đinh Công Bảy- Y học và sức khỏe

Xem thêm

Những cách trị bệnh cảm từ gừng

Ngoài việc dùng vào các món ăn, gừng còn là một vị thuốc rất phổ …

Hướng dẫn cách trồng gừng trong nhà đảm bảo có củ

(Emdep.vn) – Gừng là loại cây ưa bóng râm nên bạn có thể trồng trong …