Trang chủ / Cách trồng rau / Nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành ở Indonesia

Nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành ở Indonesia

1. Phương pháp giâm cành trong bể sục khí

Phương pháp này đã được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn với các cành giâm thực vật Anisoptera margita, Shoreasmithiana, s.taevis, s.ovalis, s.blanco và s. pauciflora (Smits & Yasman, 1988) trong danh sách 60 loài đã được nhân giống thành công.

Phương pháp này cho kết quả 90 – 100% rễ phát triển. Một vườn ươm thực nghiệm ở Trạm nghiên cứu Wanariset thuộc Sở Nghiên cứu và Phát triển lâm nghiệp Inđônêxia sử dụng kỹ thuật này đã cung cấp các sản phẩm thủy canh thương mại. Khu lâm nghiệp PT Inhutani I Kongnah ở vùng Đông Kalimantan dùng phương pháp này trong chương trình trồng rừng của họ và thu được 500.000 cành giâm một năm.

a) Bế sục khí

Có ba loại bể nhân giống đang được sử dụng: bể bêtông cao, bể bêtỡng đặt sát mặt đất và bể làm bằng các tấm gỗ mỏng lót chất dẻo. Kiểu bể thứ ba là loại mới được đề xuất sử dụng cho các vùng sâu vùng xa, nơi cần có những phòng ươm tạm thời rất thực dụng và kinh tế. Kích thước bể thường 1 m (rộng) X 5 m (dài) X 0,4 m (sâu) đặt trong nhà kính. Dùng quạt hoặc máy nén không khí, hoặc thiết bị tương tự gắn vào bên trong bể ươm để giữ cho rễ có đủ lượng khí, đẩy nhanh sự phát triển của rễ và ngăn cản sự nhiễm từ các loài nấm. Đảm bảo sục khí ở mức thích hợp sẽ quyết định sự phát triển của rễ. Các mẩu thực vật cắt ra được cắm vào giữa khe của khung chữ nhật, đó là một rãnh nhỏ chắc dài 1 m, rộng 12 cm làm từ sợi cọ sấy khô và được kẹp chặt bằng các thanh nhôm (các sợi cứng màu đen giữ cho ánh sáng xuyên thấu phần thực vật ngâm trong dung dịch dinh dưỡng). Dùng kính hoặc tấm chất dẻo trắng đậy lên thùng để duy trì độ ẩm theo yêu cầu (90%). Dùng bao tải đay ẩm đặt trên kính hoặc tấm chất dẻo để giảm bớt ánh sáng mặt trời, giảm tốc độ bốc hơi và duy trì nhiệt độ trong bể sục khi ở mức tối ưu cho rễ phát triển (23°c -26°C).

b) Nguồn và thu gom cành giâm

Thu gom các chồi trên cùng một gốc hoặc các chồi mọc thẳng đứng của các cây con cao khoảng 10 +12 cm với ba lá phát triển tự nhiên từ các cành. Chỉ thu thập các chồi mọc thẳng, không lấy các chồi mọc nghiêng vì khó có thể phát triển thành các cây mọc thẳng. Để chồi cây mọc thẳng hơn, phía trên vườn che lưới nhựa mắt rộng màu xanh lá cây. Các cây giống con trong vườn giâm tạo ra từ các hạt giống hoặc các cây tự nhiên được mọc từ hạt hai lá mầm (khu sản xuất hạt giống) hoặc từ các cành giâm được trồng và nuôi dưỡng trong dung dịch dinh dưỡng. Mầm ươm phát triển cứng cáp trong dung dịch dinh dưỡng trong khoảng 8 đến 12 tháng, sau đó có thể mang trồng chính thức. Mầm ươm từ hạt sẽ trưởng thành sau 1 năm, sau đó thu gom trồng nơi khác. Có thể thu được 240 cành giâm/ 1 m2 vườn ươm từ các cây 1 tuổi.
Cành giâm phải có ít nhất ba lá trưởng thành từ phần cao nhất của thần hoặc chồi mọc thẳng dài 10-12 cm, được thu gom bàng kéo tỉa sắc. Vết cắt được thực hiện phía dưới đốt cây, tốt nhất nên cách đốt cây 3 mm. Phần lá phải cắt bỏ đi nửa đầu mỗi lá. Phần gốc cành giâm vừa thu gom còn tươi cho ngâm trong dung dịch axit indolebutyric (IBA) 100 ppm khoảng 1 giờ, sau đó đật vào giữa khe của khung chữ nhật, sao cho gốc cành giâm ngập trong dung dịch của thùng sục khí. Cũng có tài liệu cho rằng chỉ cần dung dịch axit indolebutyric nồng độ ỉ ppm để làm môi trường phát triển rễ trong điều kiện sục khí. Sau khi ổn định cành giâm trong rãnh, dùng kính hoặc chất dẻo cứng đậy nắp thùng.

Rễ của cành giâm sẽ xuất hiên sau 4 đến 6 tuần. Cành giâm được xem là thành công và có thể đưa đi trồng chính thức khi rễ phát triển đầy đủ và có lá xanh mới xuất hiện.

Cành giâm được chuyển trồng trong túi nhựa polyetylen, nạp đất và cát vào theo tỷ lệ 2 : 1, cấy nấm Ectomycorrhirae. Cần tạo điều kiện thuận lợi cho cành giám phát triển tốt bằng cách tạo bóng râm và che chắn cẩn thận. Đạt trong hộp kích thước lm X 2m lót nhựa bên trong còn bên ngoài bao kín bằng các tấm chất dẻo. Tuần lễ đầu để giữ độ ẩm cẩn tưới 3 đến 4 lần/ ngày. Sau đó đưa dần ra ánh sáng và giảm dần lượng nước tưới trong 1 đến 3 tháng. Sau đó đem trồng theo luống trong vườn ươm 3 tháng nữa, cuối cùng mới đem trồng chính thức nơi quy hoạch.

2.Giâm cành tạo rễ loài Shorea selanica và S.leppposula (Trung tâm Nghiên cứu và phát triển rùng Bogor, indonesia)

Thực nghiêm này do các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rừng Bogor, Inđônêxia hướng dẫn thực hiện (1992), Masano chỉ đạo áp dụng theo hai cách xử lý: dùng dung dịch axit indolebutyric (IBA) nồng độ 1000 ppm và phương pháp phát triển không dùng hormon. Kết quả nghiên cứu cho thấy 40% rễ phát triển khi xử lý với hormon và 60% phát triển khi không dùng hormon.

a) Khay nhân giống

Khay nhân giống có kích thước 1,2 m (rộng) X 5 m (dài) X 0,4 (sâu), ống thoát nước đặt ở tám khay theo độ dốc nhất định và bố trí trong nhà kính. Các ngăn xử lý bằng gỗ chứa môi trường nền được cách ly để hormon không chảy từ ngăn này sang ngăn kia. Dùng tre làm khung mái nhọn, lợp poỉyetylen trong suốt đây phía trên các ngăn. Dùng bao tải đay ẩm đậy trên để duy trì độ ẩm cần thiết cho môi trường, giảm bớt sự lưu thông khí bên trong lớp nền giâm cây và tránh bốc hơi quá mức. Môi trường phát triển rễ gồm đất/ mùn và cát sông theo tỷ lệ 3/2/1. Lớp dưới cùng xếp sỏi thô.

b) Chuẩn bị, .xử lý và chăm sóc

Lấy các chồi 10 đến 12 cm của các cây từ 12 đến 16 tháng tuổi trồng trong nhà kính. Dùng kéo sắc cắt ngang dưới đốt cây. cắt bỏ nửa đầu các lá đã phát triển để hạn chế thoát nước và ngăn ngừa héo đầu lá. Lấy 50% số cành vừa cắt ngâm phần gốc vào dung dịch axit indolebutyric (IBA) trong 30 phút, số cành còn lại không cần xử lý. Sau đó mang cả cành đã và chưa xử lý trồng ngay vào môi trường tạo rẽ được cách ly trong các khay gỗ lót chất dẻo. Trồng xong tưới đẫm nước vào môi trường tạo rễ. Dùng các chụp tam giác để che đậy.

Dùng bình tưới thủ công tưới lên môi trường tạo rễ 3 đến 4 lẩn/ngày cho đến khi mọc lá non và rễ bắt đầu phát triển. Sau đó giảm dần lượng nước tưới thích hợp đủ để rễ tiếp tục phát triển.

Khi cành giâm bén rễ tốt, mọc thẳng đứng, chuyển sang trồng vào các túi polyetylen (loại bỏ các cây mọc nghiêng) chứa sẵn đất vườn thông thường và cát sông theo tỷ lệ 2 : 1, đặt trong nhà kính, tưới nước 3 đến 4 lần/ngày thật đẫm. Sau 4 tuần chuyển ra ngoài nhà kính, đặt nơi râm mát, tưới nước 2 lần/ngàỵ. Thời gian cây cứng cáp kéo dài khoảng 6 đến 8 tháng. Cuối cùng mang cây cứng cáp trồng chính thức ngoài đồng.

3. Nhân giống thực vật bằng cành giâm và cành chiết

Với chủng Vatica pauciflora người ta đã nhân giống thành công (80%) khi dùng axit indolebutyric 0,2%. Tạo môi trường chiết bằng axit indolebutyric 0,5% (dung dịch), trộn với bột talc rồi kẹp vào cành cây để kích thích quá trình phát triển rễ (thành công 80%) với chủng Shorea paỉembica và Vatica paucỉjĩora (theo Halle và Kamil, 1981). Thực nghiêm được thực hiện ở Trung tâm Sinh học Nhiệt đới BIOTROP, SEAMEO, Bogo, Indonesia.
Lớp nền nhân giống gồm cát sạch và than mùn đựng trong hộp gỗ dùng làm dung môi phát triển rễ cây.

Cành giâm lấy từ các cành cây thẳng đứng của cây non 3 đến 5 tuổi, cao 4 đến 5 m. Dùng dao sắc cắt lấy 15 đến 20 cm có ít nhất 3 đốt trở lên và có lá phát triển.

Ngâm đầu cắt ngập 1 đến 2 cm vào dung dịch hỗn hợp axit indoỉebutyrìc 0,2% vói cồn 95% (2.000 ppm) khoảng 3 đến 5 giây sau đó dùng quạt làm khô nhanh rồi trồng vào môi trường phát triển rễ. Dùng màng polyetylen đậy và bao kín hộp để cách ly với môi trường bên ngoài.

Hàng ngày mở tấm che 2 lần, phun bụi nước vào buổi sáng (vào lúc 7 – 8 giờ) và buổi chiều (vào lúc 16 – 17 giờ), Sau 8 tuần kiểm tra sự phát triển của rễ, tần suất phun và độ đồng đều khi phun bụi nước sẽ quyết định hiệu quả phát triển rễ.

Sau khi rễ phát triển được 2 đến 3 cm. Chuyển cành giâm sang trồng trong bao chất dẻo chứa đất. Dùng lưới chất dẻo xanh, độ che phủ 50% che nắng cho vườn ươm để ngăn ngừa nhiệt độ cao. Để cây tiếp xúc quá sớm với ánh nắng mặt trời tỷ lệ chết sẽ rất cao.

Bột chiết cành được điều chế bằng cách hòa tan axit indolebutyric 0,5% trong cồn 95% (nồng độ 10 ppm), sau đó cho bột talc vào trộn đều. Hỗn hợp được sấy khô trong không khí và cho qua sàng 0,5 mm, sau đó bổ sung dietan M 45 rồi lại sàng. Dùng bàn chải nhỏ mềm quét bột chiết lên cành đã bóc vỏ 2 cm. Dùng nhôm lá mỏng bao quanh gốc chiết rồi đổ đầy đất mùn để làm môi trường phát triển rễ. Dùng dây mềm buộc đỡ cành.

Sau 2 tháng sẽ có được kết quả. Thực nghiệm cho thấy với chủng Shorea palembica và chủng V. pauciflora 80% cành chiết ra rễ thành công.

Xem thêm

Ứng dụng axit humic và rong tảo để sản xuất hoạt chất kích thích sinh học

Ngày nay, các loại hoạt chất kích thích sinh học được sử dụng ngày càng …

Ngắt bỏ những nụ hoa đã tàn. Sau đó bạn cắt bỏ toàn bộ lá trên cây.

Sản xuất giống hoa hồng: nhân giống hoa hồng bằng giâm cành(phần 4-2)

Sản xuất giống hoa hồng: nhân giống hoa hồng bằng giâm càn là phần thứ …