Trang chủ / Cách trồng rau / Kỹ thuật trồng rau trong túi bằng chất nền trơ (phần 6)

Kỹ thuật trồng rau trong túi bằng chất nền trơ (phần 6)

2. Duy trì mức nước khi trồng rau trên nền vật liệu xơ khoáng

Theo Sonneveld (1980) về tính chất vật lý, các mẫu xơ khoáng có thể khác nhau đôi chút, ví dụ về phần trăm giữ nước và khoảng thông khí ở các độ cao khác nhau của khối vật liệu. Khi dùng vật liệu xơ khoáng làm chất nền trong kỹ thuật thủy canh cần xác định đúng mức độ giữ nước cao nhất và thấp nhất của vật liệu và do vậy hàm lượng nước sẽ tăng dần từ đỉnh xuống đáy của khối chất nền trồng.

Ví dụ, nếu vật liệu được bão hòa nước rồi để chảy tự nhiên thì sẽ chỉ có 4% ở chiều cao 1 cm cách đáy (Verwer và Welleman, 1980). Do vậy, nếu chiều cao cột nước thấp hơn 5 cm thì chỉ nên trồng cây trong các khối vật liệu nhỏ. Các tác giả nói trên khuyến cáo rằng, khối nền trồng phải được đảm bảo về độ ẩm nhưng không được quá bão hòa nước, do vậv nên có nước thường xuyên chỉ ở nửa khối vật liệu xơ khoáng, tức là ở nửa độ cao của khối khoáng. Đồng thời người ta cũng khuyến cáo rằng, nên sử dụng các khối vật liệu trồng nhỏ, đặt trên nền cát hoặc peclit, cũng như không nên trồng cây ở độ sâu quá mức. Ngay cả khi gieo hạt cũng không nên gieo ở sâu quá trong khối vật liệu nền.

Khi trồng cây còn non (ví dụ cà chua, dưa chuột) trong các bồn nhân giống, phải đặt các tấm vật liệu xơ khoáng để đảm bảo đủ độ giữ nước và thông khí. Tuy nhiên, khi trồng theo kỹ thuật màng dinh dưỡng thì không cần nền đệm xơ khoáng phía dưới song vẫn đủ độ ẩm cần thiết. Bởi vì khi áp dụng kỹ thuật màng dinh dưỡng người ta thường để độ cao khối vật liệu nền ở mức 7,5 – 10 cm, cao hơn so với khi trồng thông thường bằng vật liệu nền xơ khoáng (6,5 cm).

3. Kích thước và bố trí các tấm trồng rau trên vật liệu xơ khoáng

Ngay khi kỹ thuật trồng trên nền xơ khoáng ra đời, người ta đã nói đến việc sử dụng các tấm xơ khoáng dài 100 cm, rộng 30 cm và sâu 7,5 cm. Các tấm xơ khoáng được bố trí theo hàng trên nền chất dẻo có đủ bể rộng để sau này bọc được cả khối trồng, chỉ trừ phần tâm dọc để cắt các bầu trồng.

Trên nền chất dẻo là một khối polystiren có bố trí ống gia nhiệt để dùng khi cần thiết (hình 2.7). Sơ đồ trồng cà chua theo hàng đôi theo kỹ thuật này xem ở hình 2.7b (Hanger, 1982), dùng màng polyetylen sao cho cùng lúc bọc được cả hai hàng và có kênh thoát nước giữa các hàng.

Hình 2.7. Môi trường cây phát triển a) một cây trồng trong hệ thống chất xơ; b) hai cây trồng trong hệ thống tưới
Hình 2.7. Môi trường cây phát triển
a) một cây trồng trong hệ thống chất xơ; b) hai cây trồng trong hệ thống tưới

Các tấm rộng 30 cm ban đầu được xem là rất kinh tế để trồng dưa chuột, song lại không kinh tế nếu trồng cà chua, bởi vì cà chua có bộ rễ ít phát triển rộng do vậy chỉ cần đến chiều rộng 15 – 20 cm là đủ và như vậy lại rất kinh tế. Hình 2.8 trình bày hệ thống trồng cà chua kinh doanh đang được áp dụng rộng rãi. Dùng các tấm xơ khoáng rộng 15 cm đặt tròn mặt phẳng dưới mức nền nhà. Khe thoát nước bố trí hai bên bao cách lối đi. Lắp ống thu dịch thải tập trung.

Hệ thống trồng hoa hổng trên nền xơ khoáng (xem hình 2.8), do Van der Ende và Breuring đề xuất (1983). Các khóm hồng được trồng trong các hộp lập phương, dùng nền là vật liệu xơ khoáng, đặt hàng đôi trên các tấm đỡ. Chất xơ khoáng được bao gói trong màng polyetylen trắng. Lắp đặt hệ thống kiểm soát tưới tiêu như các hệ thống khác.

Hình 2.8 : Hệ thống trồng bằng chất xơ. a) hệ thống trồng cà chua b) Hê thống trồng hoa hồng
Hình 2.8 : Hệ thống trồng bằng chất xơ.
a) hệ thống trồng cà chua
b) Hê thống trồng hoa hồng

Xem tiếp : Kỹ thuật trồng rau trong túi bằng chất nền trơ (phần 7)

Xem thêm

Hiệu quả kinh tế của 2 mô hình trồng hoa hồng ở Việt Nam

Hiện nay, nước ta có hai mô hình trồng hoa hồng lớn nhất là Đà Lạt (diện tích 250 ha) và Mê Linh - VinhPhúc (diện tích 270 ha). Dưới đây là những phân tích về hiệu quả kinh tế của 2 mô hình này :

5 loại sâu rệp hại hoa hồng và biện pháp phòng trừ

Trong quá trình trồng hoa hồng sâu rệp hại hoa hồng là một trong những tác nhân thường xuyên xuất hiện gây khó khăn cho người trồng. Vì vậy trong phần bài viết này TRLV sẽ trình bày về các loại côn trùng gây hại này và biện pháp phòng trừ .