Trang chủ / Cách trồng rau / Kỹ thuật trồng cây trên sỏi

Kỹ thuật trồng cây trên sỏi

Điểm chủ yếu của loại hệ thống này là dùng các khay nước hoặc nền nước đổ đầy sỏi hoặc các chất nền thô trơ khác tạo cho dung dịch lưu thông dễ dàng.

Các hạt vật liệu nền trồng thường dùng loại có đường kính lớn hơn 3 mm (Steiner, 1976) hoặc sỏi thô không vụn đường kính 7,5 mm (Schwarz, 1986). Lớp nền được định kỳ làm ngập trong dung dịch dinh dưỡng, sau đó thu vể thùng chứa để dùng cho lần sau. Nhờ cách tuần hoàn dung dịch như thế, hệ thống này có ưu điểm kinh tế về sử dụng nước và chất dinh dưỡng.

Năm 1983, Collins và Jensen gọi hệ thống này là trồng cây trên sỏi và cho rằng đây là kỹ thuật thủy canh đúng đắn nhất. Sau đó nhiều nỗ lực nghiên cứu phát triển đã áp dụng kỹ thuật này và đã góp phần đáng kể tạo ra các điều kiện thích hợp cho phương pháp này.

Các hệ thống trồng trên sỏi tưới ngầm luôn có chi phí cao, các nhà làm vườn thường khó chấp nhận được giá thành của một hệ thống tốn kém. Hệ thống trồng cây này được xây dựng bằng bêtông cốt thép, tại chổ hay có thể di dời theo kiểu lắp ghép. Kiểu lắp ghép có ưu điểm là dễ di dời song chi phí vận chuyển cao và đòi hỏi có các trang thiết bị nâng hạ di dời. Khi di dời phải cẩn thận vì chúng dễ bị gãy vỡ.

Các môđun trồng cây này theo Schwarz (1986) có kích thước 1,5 – 2,0 m dài, rộng 1,0 m, thiết kế sẵn rãnh thải ở đáy. Các vât liệu khác cũng được sử dụng như chất dẻo (ưa dùng hơn cả là polyvinyl clorua dày 0,2 mm) có khung đỡ chắc chắn. Chiều rộng máng trồng thường nằm trong khoảng 0,8 – 1,2 m, chiều sâu 0,20 – 0,25 m, dài 20 – 35 m (Schawarz, 1986).

Theo Johnson máng có thể hẹp hơn, từ 0,61 – 0,76 m (rộng) và 0,2 m (sâu). Khi dùng các vật liệu bêtông và amiăng, cần liết kết bằng vật liệu trơ như asphan và quét sơn trước khi dùng. Thiết kế để máng trên mặt nền và dự phòng lối đi cho thích hợp. Đặt máng sao tạo độ dốc về phía hướng thải nước với độ dốc 1 : 200 hoặc 1 : 1.000, độ dốc này đảm bảo cho nước thoát ở đáy mà vẫn duy trì mức nước ở đỉnh.

2.10. Hệ thống tưới ngẩm khép kín trồng cây trong sỏi bậc thang
2.10. Hệ thống tưới ngẩm khép kín
trồng cây trong sỏi bậc thang

Vị trí các máng được bố trí như trong hình 2.10a, mỗi máng dài 25 – 35 m, khoảng cách giữa các máng là 30 cm, độ cao chênh lệch giữa đáy của các máng là 2,5 cm. Khi dung dịch được đổ đầy bề mặt chất nền thì mở van để dung dịch chảy xuống máng ở bậc kế tiếp. Do một phần dung dịch được giữ lại ở mỗi máng, chiều dài của đáy ờ các máng kế tiếp giảm dần để đảm bảo việc tưới tiêu hoàn toàn. Ví dụ năm 1959, Bentley đã thí nghiệm thành công với chiều dài đáy giảm dần là 36,6; 30,5; 24,4 m.

Hệ thống bậc thang ở quy mô nhỏ thích hợp với việc sử dụng trong nhà hoăc ở vùng hẻo lánh 2.10b. Mỗi bậc thang được trang bị một thùng chứa và van phao, dung dịch dinh dưỡng được bơm lên bể ở vị trí cao nhất; mực nước tăng lên và bắt đầu chảy vào thùng chứa qua đường ống dẫn gần đỉnh máng. Van phao được đẩy lên và mở cửa thoát nước chính ở đáy máng cao nhất. Sau đó dung dịch chảy vào đỉnh máng kế tiếp và cứ thế tiếp tục tới máng cuối cùng. Khi dung dịch đầy máng thấp nhất thì được thải vào bể chứa, từ đó lại được bơm trở lại bể ở cao nhất. Cứ như vậy thành một dây chuyền liên hoàn.

Máng thải tốt nhất bố trí ở dọc tâm máng dồn về mương thải phía đáy máng trồng. Lắp đặt hệ thống mái che có máng. Dung dịch cho vào từ trên xuống song cần điều chỉnh cho thích hợp lượng dùng.

Nhiều hệ thống áp dụng tuần hoàn dung dịch dinh dưỡng, trong đó người ta dùng bơm cấp trực tiếp dung dịch từ thùng chứa đến rồi chảy về thùng thu ở đáy nền trồng. Khi dung dịch đạt mức quy định, ngừng bơm rồi để dung dịch tự chảy về thùng chứa. Steiner (1976) nói đến một hệ thống khác ở Mỹ, khác với hệ thống ở Hà Lan. Dung dịch cấp từ đầu này của nền trồng và thải ra ở đầu bên kia về thùng chứa, qua ống chảy tràn và do vậy nền trồng luôn ngập nước. Với các luống trồng ngắn (6 m), hướng dòng chảy dọc theo luống và tạo trở lực sao cho thời gian giữ dịch lâu hơn.

Thay cho việc cấp dịch trực tiếp, ở các hệ thống lớn người ta cấp dịch theo nguyên tắc dùng lực trọng trường. Dung dịch từ thùng thu đặt thấp hơn mặt nền, được bơm lên thùng cao hơn và từ đây dịch được chảy vào nền nhờ trọng lực. Hệ thống này cho phép dùng bơm nhỏ hơn, do chỉ cần ít thời gian để bơm dịch từ thùng thu thấp đến thùng chứa cao.

Hình 2.11. Hệ thống trống cây trong sỏi sử dụng hệ thống tưới ngầm (cung cấp trục tiếp)
Hình 2.11. Hệ thống trống cây trong sỏi sử dụng hệ thống tưới ngầm
(cung cấp trục tiếp)

Thùng chứa thường được chế tạo từ bêtông cốt thép, có đáy nghiêng về một góc, tại đó tạo thành rốn thùng và cắm ống hút của bơm vào đó, như vậy bơm sẽ làm việc tốt và vệ sinh thùng cũng dễ dàng.

Một hệ thống cấp dịch nhờ trọng lực khác cũng thường được dùng trong các hệ thống lớn, áp dụng nguyên lý độ dốc của mặt nền (hình 2.10). Dùng các máng dài 25 – 35 m, đặt dốc 2,5 cm (Bentley, 1959). Dung dịch từ thùng chứa chảy từ máng này máng kia theo nguyên lý trọng lực. Do dung dịch được giữ lại trong các máng, người ta thiết kế các máng có chiều dài giảm dần nhầm mục đích cho dung dịch được lưu thông đều trong các máng. Với ba hàng máng kế tiếp nhau, Bentley đưa ra các chiều dài lần lượt như sau: 36,6 m; 30,5 m và 24,0 m.

Một hệ thống máng bậc thang khác được dùng trên quy mô nhỏ thích hợp cho các hộ gia đình do Schwarz (1986) để xuất. Mỗi máng được lắp một thùng chứa có van phao. Dung dịch được lên bậc thang trên cùng. Khi đủ, dịch chảy tràn qua các ống nhỏ vào các đệm trồng rồi chảy theo các máng đến máng cuối cùng.

ình 2.12. Hệ thống trồng trong sỏi tưới ngầm cung cấp chất dinh dưỡng bằng trọng lực
ình 2.12. Hệ thống trồng trong sỏi tưới ngầm cung cấp
chất dinh dưỡng bằng trọng lực
Hình 2.13. Sơ đồ hệ thống trồng trong sỏi tưới ngầm khép kín cung cấp bằng trọng lực
Hình 2.13. Sơ đồ hệ thống trồng trong sỏi tưới ngầm
khép kín cung cấp bằng trọng lực

Xem thêm

Cách tự ủ phân cá, trùn, bánh dầu phộng, đậu nành

Phân hữu cơ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trồng cây tuy nhiên làm sao tận dụng tối đa hiệu quả của các nguồn dinh dưỡng đó lại là vấn đề khác. Dưới đây xin chia sẻ kinh nghiệm cách tự ủ phân cá, trùn, bánh dầu phộng và đậu nành .

Phụ nữ cần 320 mg và nam giới cần 420 mg mỗi ngày

Dinh dưỡng khoáng cho hoa hồng (phần 2)

Trong nội dung dinh dưỡng khoáng cho hoa hồng, bài viết này sẽ trình bày …