Trang chủ / Cách trồng rau / Giá trị dinh dưỡng và y học của Cây Sen

Giá trị dinh dưỡng và y học của Cây Sen

 

Điều thú vị là tất cả các bộ phận của cây sen đều được sử dụng làm thuốc. Củ sen làm thuốc bổ, nấu ăn trị bệnh tiêu chảy, kiết lị, bột củ đắp lên da trị bệnh dời ăn (ringworm) và các bệnh về da khác . Nó còn dùng cầm máu, điều kinh, chảy máu cam, tiểu ra máu (haematuria).

Lá sen có tính hàn, lợi tiểu và cầm máu. Lá được sử dụng để điều các bệnh như tiêu chảy, say nắng (Nấu chung với cam thảo), sốt cao, trỉ, tiểu gắt và bệnh phong. Lá sen sử dụng để thanh nhiệt trong mùa nắng và chống béo phì.

Hoa sen được nấu uống trị bệnh tim, trỉ, co thắt vùng bụng, cầm máu. Cuống hoa được dùng trong cầm máu viêm loét dạ dày, rối loạn kinh nguyệt. Nhụy sen có tác dụng bổ thận, thông huyết .

Hạt sen có chứa nhiều dược chất thuộc nhóm alkaloid,có tác dụng giảm huyết áp nhờ chất neferine, liensinine và benzylisoquinoline dimer, hạ nhịp tim với dược chất methylcorypalline, giảm cholesterol trong máu, cắt nôn hay làm dịu phản ứng co giật của hệ thống tiêu hóa. Hạt sen chín có tính bổ tì và được sử dụng để trị bệnh viêm ruột, bệnh tiêu chảy mãn tính, tăng tiết dịch và khí hư, cũng có tác dụng làm giảm đau, rất hiệu quả trong điều trị bệnh mất ngủ và đau tim.

Về giá trị dinh dưỡng, bột sen có hàm lượng bột đường và protein khá cao, ít chất béo. Hàm lượng calium cao, cần thiết cho phát triển xương, máu và chất dịch trong cơ thể.

 

 

 

Tâm sen có tác dụng an thần, trị mất ngủ, sốt cao với thần kinh căng thẳng, cao huyết áp.

 

 

 

 

 

Gương sem chứa protein, carbohydrate và mang lượng nhỏ alkaloid nelumbine, sử dụng để cầm máu, trị lo âu, sốt rét, tim đập nhanh.

 

 

 

 

Xem thêm

bí quyết ăn uống Tây Ban Nha

Bí quyết ăn uống người Tây Ban Nha giúp họ sống khỏe và thọ hơn người Nhật

Người Tây Ban Nha đang nắm giữ bí quyết ăn uống đã và đang giúp …

10 lưu ý để rau quả giữ được nhiều dinh dưỡng nhất

Nhiều bà nội trợ vì muốn giữ rau, trái cây tươi lâu mà rửa qua, …