Trang chủ / Cách trồng rau / Công dụng chữa bệnh của cây Bồ công anh-P2

Công dụng chữa bệnh của cây Bồ công anh-P2

Theo sách cây thuốc và vị thuốc Việt Nam , cây bồ công anh đươc dung để chỉ ít nhất 3 loại 3 loại cây khác nhau đều có mọc ở nước ta, cần chú ý tránh nhầm lẫn:

– Cây Bồ công anh Việt Nam ( Lactuca indica , họ Cúc – Asteraceae), chữ Việt nam được tác giả thêm vào để tránh nhầm lẫn. Cây nay được dung phổ biến, nhất là tại phía Bắc và phía Bắc trung bộ.

– Cây Bồ công anh Trung quốc ( Taraxacum officinalen Wigg. Cũng họ Cúc – Asteraceae). Chữ Trung Quốc để chỉ rõ rằng tên Bồ công anh ghi trong sách Trung Quốc là cây này. Chúng mọc hoang và có trồng ở một vài nơi trong nước ta, nhất là các miền núi cao như Tam Đảo, Sa Pa. Tuy nhiên ta hầu như không dung loại này.

– Cây chỉ thiên ( Elephantopusvscaber L, cũng họ Cúc – Asteraceae). Cây này ở miền Nam ta dung với tên Bồ công anh và dung như câyBồ công anh Trung Quốc.

Công dụng chữa bệnh của cây Bồ công anh Trung Quốc

1. Mô tả cây

cây bồ công anh Trung Quốc
cây bồ công anh Trung Quốc

Cây thân thảo cao 20-45 cm.Thân rất ngắn, rễ mập, toàn cây có nhũ dịch trắng như sữa. Lá đơn, mọc chụm ở gốc thành hình hoa thị, phiến lá cắt thành nhiều thùy nhỏ như răng nhọn , từ giữa vòng lá mọc lên cuống cụm hoa màu vàng, khi già ra quả có lông màu trắng xếp thành hình cầu.

2. Phân bố

Cây bồ công anh Trung Quốc (Taraxacum officinale) có nguồn gốc từ đại lục Á-Âu, và ngày nay được trồng khắp Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á), Bắc Mỹ, Nam Phi, Nam Mỹ, New Zealand, Australia, và Ấn Độ. Cây ưa sáng, khí hậu ẩm mát.

Ở Việt Nam, cây Bồ công anh Trung Quốc (Taraxacum officinale) chỉ sống được ở vùng có khí hậu lạnh như ở Đà Lạt và Sa Pa. Cây mọc tương đối tập trung thường có nhiệt độ trung bình dưới 200C, lượng mưa từ 1500 đến 2800 mm trong 1 năm. Cây mọc rải rác hoặc tập trung thành từng đám ở vườn, các bãi trống ven đường đi, trên nương rẫy hoặc chân đá vôi. Cây mọc từ hạt xuất hiện rải rác từ cuối mùa xuân đến cuối mùa hè. Mùa hoa quả cũng rải rác trong suốt mùa hè và đầu mùa thu. Sau khi ra hoa quả, cây tàn lụi. Hạt có túm lông nhờ gió phát tán đi khắp nơi. Vòng đời cây thường kéo dài 3-5 tháng.

3.Công dụng của cây Bồ công anh Trung Quốc

– Toàn cây Bồ công anh thấp chữa sưng vú, viêm tuyến vú, ít sữa, tiểu tiện khó, nhiễm khuẩn tiết niệu, mụn nhọt, sưng tấy, lở ngứa ngoài da. Ở Trung Quốc còn dùng chữa đau mắt, tiêu hoá kém, rắn cắn.

– Ở Pháp, Bồ công anh thấp chữa rất nhiều loại bệnh khác nhau như các bệnh gan mật (viêm ống mật mãn tính, viêm gan, xung huyết gan, suy gan, vàng da, sỏi mật); các bệnh đường tiêu hoá (rối loạn tiêu hoá, kém ăn, viêm ruột kết, táo bón, trĩ); Sỏi thận, tiểu tiện khó, suy thận, tăng cholesterol-huyết, xơ vữa động mạch, béo phì; các bệnh ngoài da (mụn nhọt, chảy máu mủ, mụn cóc, eczema, trứng cá, nấm); thấp khớp, thống phong, thiếu máu, suy nhược.

– Ở Bungari, cây còn dùng để chữa hen phế quản, thống kinh, mất kinh, xơ gan, loét dạ dày, phù, đái tháo đường, viêm bàng quang, bể thận.

3.1 Lá cây Bồ công anh Trung Quốc dùng làm rau

Đối với câybồ công anh Trung Quốc có thể làm rau ăn rất tốt (ăn sống hoặc nấu canh- vì bồ công anh Việt Nam có gai, khó ăn). Đây là loại rau được một số nước như Trung Quốc, Pháp, Mỹ rất ưa chuộng vì kích thích sự thèm ăn, có tác dụng lọc máu, lợi mật (như actisô); phòng một số bệnh về gan, mật.

– Ở Việt Nam lá Bồ công anh Trung Quốc mọc hoang ở Tây nguyên và Sapa được người dân tộc thiểu số dùng như một loại rau rừng để ăn sống và xào nấu.

– Ở Mỹ người bản địa dùng lá cây Bồ công anh làm rau và làm thuốc, trong khi người da trắng xem là loài thực vật xâm lấn khủng khiếp gây hại trên các sân cỏ thể thao của họ và phải tốn nhiều chi phí để hủy diệt.

– Ở Trung Quốc và nhiều nước Châu Á đều dùng lá Bồ công anh Trung Quốc như một loại rau sạch bổ dưỡng và nên thuốc.

3.2 Thân, lá và rễ cây Bồ công anh Trung Quốc được phơi, sấy khô dùng thay trà, cà phê

Ở nhiều nước Nam Mỹ dùng những bông hoa Bồ công anh để chế thành rượu vang, lá, thân và rể được phơi sấy khô đun nước uống thay trà hoặc xay nát thành bột để pha chung với cà phê.

3.3  Các bộ phận của cây Bồ công anh Trung Quốc dùng làm thuốc

Theo các Y điển của Trung Quốc, vị thuốc Bồ công anh còn gọi là Phù công anh (Thiên Kim Phương), Cấu nậu thảo,  Bộc công anh (Đồ Kinh Bản Thảo), Thái nại, Lục anh, Đại đinh thảo, Bột cô anh (Canh Tân Ngọc Sách), Bồ công định, Thiệu kim bảo, Bồ anh, Cổ đính, Thiệu kim bảo, Ba ba đinh, Địa đinh thảo, Bát tri nại, Bạch cổ đinh. Nhĩ bản thảo (Tục Danh), Kim trâm thảo, Kim cổ thảo, Hoàng hoa lang thảo, Mãn địa kim tiền, Bột Bột đinh thái (Hòa Hán Dược Khảo), Hoàng hoa địa đinh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tính vị cây Bồ công anh:

+ Vị ngọt, tính bình, không độc (Tân Tu Bản Thảo).

+ Vị hơi đắng, tính hàn (Đông Viên Dược Tính Phú).

+ Vị ngọt, tính bình, hơi hàn (Bản Thảo Thuật).

+ Vị đắng, ngọt, tính hàn (Dược Tính Công Dụng).

+ Vị ngọt, đắng, tính hàn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Qui kinh:

+ Vào kinh Can, Vị (Trấn Nam Bản Thảo).

+ Vào kinh Dương minh Vị và Thái âm Phế (Bản Thảo Giảng Nghĩa Bổ Di).

3.4 Cảnh báo độc hại

Phấn hoa bồ công anh có thể gây ra phản ứng dị ứng khi ăn, hoặc phản ứng da bất lợi ở những người nhạy cảm. Liên hệ đến viêm da sau khi xử lý cũng đã được báo cáo, có lẽ từ mủ cao su trong thân và lá.

Do độ kali cao, Bồ công anh cũng có thể làm tăng nguy cơ tăng kali máu khi dùng cùng với kali sparingdiuretics.

Việc tiêu thụ lá bồ công anh cũng đã được báo cáo liên quan đến sự xuất hiện của bệnh sán lá gan lớn.

4. Các bài thuốc từ cây Bồ công anh Trung Quốc

– Trị gai đâm hoặc bị nhằm nước đái của con cáo làm cho thịt sưng phù:

Bồ công anh gĩa nát lấy nước cốt bôi vào nhiều lần thì khỏi (Đồ Kinh phương).

– Trị sản hậu không cho con bú, sữa tích lại làm cho vú căng, sưng: 

Bồ công anh gĩa nát, đắp lên đó, ngày 3 đến 4 lần (Mai Sư phương).

– Làm cho răng cứng, mạnh gân xương, sinh được thận thủy, tuổi chưa đến 80 có tác dụng làm đen râu tóc, tuổi trẻ uống gìa không yếu: 

Bồ công anh 1 cân, loại này thường sống ở trong vườn, nó có vào giữa tháng 3  tháng 4, sang mùa thu thì nở hoa, khi ấy cắt cả gốc lá, thân cây, 1 cân rửa sạch đem phơi âm can, không được phơi nắng, bỏ vào thùng đậy kín. Lấy 40g  muối, 20g  Hương phụ tử, tán bột rồi cho Bồ công anh vào đó ngâm 1 đêm, hôm sau chia làm 20 nắm, rồi dùng giấy bao 3-4 lớp thật chặt. Lấy phân giun đất buộc thật chặt cho vào lò sấy khô, dùng lửa nướng cho hồng lên là đủ. Xong đem ra bỏ phân giun đất đi rồi tán nhỏ, cứ sức vào răng vào buổi sáng, tối, nhổ cũng được, nuốt cũng được, làm lâu mới hiệu nghiệm (Hoàn Thiếu Đơn  – Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm phương).

– Trị vú sưng đỏ:

 Bồ công anh 40g, Nhẫn đông đằng 80g, gĩa nát. Sắc với  2 chén nước còn 1 chén, uống trước bữa ăn (Tích Đức Đường phương).

-Trị cam sang, đinh nhọt: 

Bồ công anh gĩa nát, lấy riêng một ít vắt nước trộn rượu sắc uống cho ra mồ hôi (Chứng Loại Bản Thảo).

– Trị lở loét lâu ngày không khỏi, ong châm, rắn cắn, bọ cạp cắn:

 Bồ công anh gĩa nát,  đắp vào vết thương (Cấp Cứu phương).

– Trị tuyến sữa viêm cấp tính:

 Bồ công anh 32g, Qua lâu, Liên kiều mỗi thứ 20g, Bạch chỉ 12g, sắc uống. Bên ngoài dùng Bồ công anh tươi gĩa nát đắp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

– Trị ung độc sưng tấy cấp tính:

 Bồ công anh 20g  đến 40g, sắc uống (Bồ Công Anh Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

– Trị đinh nhọt, sưng độc phát sốt, lở loét ngoài da, đỏ mắt do phong hỏa:

Bồ công anh 20g , Dã cúc hoa, Kim ngân hoa mỗi thứ 12g, Cam thảo sống 1,20g. Sắc uống.

– Trị viêm ruột thừa chưa vỡ mủ: 

Bồ công anh 12g, Tử hoa địa đinh 20g, Mã xỉ hiện 40g, Hoàng cầm, Đơn sâm mỗi thứ 12g  sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

– Trị kết mạc viêm cấp tính, mắt đỏ sưng đau (do Can hỏa bốc lên):

Bồ công anh (tươi) 80g , Chi tử 7 trái, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

– Trị đường tiểu viêm, bàng quang viêm, tiêu hóa kém, căng đau vùng dạ dầy:

Bồ công anh 40g, Quất bì 24g, Sa nhân 12g, Tán bột. Mỗi  lần uống 1-2g, ngày 3 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

– Trị các chứng sưng vú, thiếu sữa:

 Bồ công anh, Hạ khô thảo, Bối mẫu. Liên kiều, Bạch chỉ, Qua lâu căn, Quất diệp, Cam thảo, Đầu cấu, (gầu trên đầu). Hùng thử phẩn (phân chuột đực). Sơn đậu căn, Sơn từ cô, sắc uống làm viên tùy theo bệnh để làm quân, thần, tá, sứ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Nguồn : – Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-GSTS Đỗ Tất Lợi

–  Rau rừng Việt nam

Xem thêm

Những thực phẩm ngăn ngừa sa sút trí tuệ

Người lớn tuổi Việt Nam thường quan niệm ăn gì bổ nấy chẳng hạn như …

10 lưu ý để rau quả giữ được nhiều dinh dưỡng nhất

Nhiều bà nội trợ vì muốn giữ rau, trái cây tươi lâu mà rửa qua, …

5 bình luận

  1. Cây chỉ thiên miền bắc và Bồ công anh Trung quốc có là một không

  2. Trong vườn nhà mình cũng có cây này nhưng chưa biết dùng thế nào cho đúng mong mọi người giúp đỡ

  3. phai lam thuoc uong cho dung de dc toc den .xin huong dan ro hon.cam on

  4. T/g nói bồ công anh trung của thì thật lạ ,vì ở Châu Âu củng có mà ,đáng ra phải gọi là BcAnh tây chứ .Kính