Trang chủ / Cách trồng rau / Cách trồng rau thủy canh qui mô gia đình (phần 1)

Cách trồng rau thủy canh qui mô gia đình (phần 1)

1. Trồng rau trên nền cát hoặc vecmiculit

Phương pháp thủy canh này dùng môi trường trồng là vật liệu rắn trơ như cát hoặc vecmiculit (quặng mica đã được xử lý nhiệt) đặt trên bể chứa dung dịch dinh dưỡng thích hợp.

Gieo hạt vào môi trường cát ẩm (hoặc vecmiculit) và tưới dung dịch lên nền thường xuyên hay định kỳ. Khi hạt nảy mầm chuyển sang trồng trong môi trường chính thức.

Rắc hỗn hợp bột dinh dưỡng khô lên nền trồng rồi tưới nước hoặc có thể dùng môt phương pháp cấp dinh dưỡng nuôi cấy khác.

Do trang bị không tốn kém, kết quả tốt, đầu tư thấp, trồng cây trên cát vecmiculit rất thích hợp cho người thực hành nghề và cho những nơi không có nhiều diện tích. Người ta có thể tận dụng tất cả các vật liệu sẵn có trong phạm vi gia đình đã có thể thực hiện được kỹ thuật trồng cây sạch kiểu này. Không cần nhiều hiểu biết kỹ thuật văn có thể thu được kết quả tốt. Chỉ đòi hỏi thời gian chăm sóc như cách trồng cây trên đất thông thường.

Ghi chú : nếu bạn chưa biết gì về trồng rau trên cát và vecmiculit là gì thì tham khảo thêm các bài sau :

1. Trồng rau trên nền cát
2. Môi trường cho trồng rau thủy canh
3. Kỹ thuật trồng rau trong túi bằng chất nền trơ (Phần 2)

2. Trồng rau trên sỏi theo kỹ thuật thủy canh

 

Cách trồng này được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực thủy canh kinh doanh, còn có thể gọi là thủy canh tưới ngầm.

Dung dịch dinh dưỡng chứa trong thùng chứa cho chảy vào lớp nền sỏi qua các ống dẫn. Dung dịch thấm ướt trên nền sỏi rồi chảy về thùng thu sau đó lại bơm tuần hoàn để tái sử dụng.

Vật liệu nền là sỏi có kích thước từ 2 – 9 mm. Dùng sỏi có khả năng giữ nước để đảm bảo độ ẩm cho cây, đồng thời sỏi cũng phải có khả năng thoát nước tốt.

Dùng sỏi có ưu điểm khi dung dịch tuần hoàn chảy qua sẽ tạo ra được mức thông khí tốt. Một ưu điểm nữa là có thể tái sử dụng dung dịch và luôn cấp đủ dinh dưỡng theo đòi hỏi của cây.

Trồng cây trên nền sỏi kết hợp tưới ngầm là phương pháp thủy canh hiệu quả nhất cho mục đích kinh doanh. Ở Mỹ và nhiều nơi trên thế giới áp dụng phổ biến kỹ thuật này trong trồng cây kinh doanh. Tuy nhiên chi phí cho các hệ thống kinh doanh, dùng kỹ thuật này cũng khá cao. Song bù lại có thể tiết kiệm nước, hóa chất dinh dưỡng và kiểm soát được cân bằng dinh dưỡng cần thiết cho cây và điều quan trọng hơn cả là chi phí nhân lực không nhiều. Hệ thống có thể làm việc tự động khi được lắp đặt các trang bị cần thiết.

Có lẽ ưu điểm nhất của kỹ thuật trồng trên nền sỏi là nó có thể thúc đẩy tốt nhất quá trình phát triển và do vậy những người trồng hoa rất ưa thích.

Ghi chú : Bạn đọc có thể tham khảo thêm : Kỹ thuật trồng cây trên sỏi

3. Trồng rau thủy canh trong gia đình trên qui mô nhỏ

Thủy canh trên quy mô nhỏ chỉ đơn gián là chọn bồn trồng, nạp môi trường trồng cây, gieo hạt (hoặc chuyển các cây có sẵn đến trồng), tưới nước và cung cấp dinh dưỡng cho môi trường.

Bồn trồng có thể làm từ bất cứ vật liệu nào thích hợp như amiăng, gỗ, chất dẻo, chậu gốm, kim loại hoặc thủy tinh. Chiều sâu của bồn trồng vào khoảng 20 đến 23 cm đều thích hợp cho nhiều loại cây, riêng đối với khoai tây cần chiều sâu 30 cm.

Vì nhiều lẽ, người ta quét sơn bitum mặt trong của bồn. Trường hợp dùng amiăng, cần lưu ý đến độ kiềm của vật liệu sẽ ảnh hưởng đến nồng độ dung dịch dinh dưỡng. Với gỗ, lớp bitum sẽ tránh được mục nát. Với kim loại, lớp bitum sẽ ngăn ngừa khả năng kẽm từ lớp mạ hòa tan vào dung dịch, bởi môi trường dư kẽm sẽ gây độc cho cây trồng. Riêng với trường hợp dùng chất dẻo không cần quét sơn. Khi dùng thủy tinh phải sơn quét phía ngoài để ngăn ánh sáng chiếu vào phần dung dịch bên trong nơi bộ rễ phát triển.

Sơn bitum với lượng nhỏ rất dễ kiếm từ các cửa hàng vật liệu. Khi cần lượng lớn phải mua ở các đại lý dầu mỏ. Cần lưu ý là bitum có loại có chứa coal – tar, chất này dễ gây độc cho cây trồng.

Loại trừ khi áp dụng kỹ thuật ngập nước, các bồn trồng đều phải có lỗ thoát nước ở đáy. Thoát nước hiệu quả là vấn đề rất quan trọng trong kỹ thuật trồng bồn, nhiều người làm vườn nghiệp dư thường không xác định đúng tầm quan trọng của việc thoát nước cho cây. Trong kỹ thuật thủy canh, thoát nước tốt sẽ có được độ thông khí tốt để cấp đủ oxy cho bộ rễ phát triển.

Lỗ thoát nước thường để đường kính 6 mm dưới đáy bồn, đặt một tấm giữ cho chất rắn khỏi rơi ra. Các cửa hàng kinh doanh vật liệu thủy canh đều có sẵn tất cả. Cũng có thể dùng một miếng lưới đỡ mắt lỗ 1,5 mm để chặn vật liệu nền.

Sau khi sơn mặt trong bồn, để khô ít nhất 24 giờ. Xếp một lớp sỏi dày 25 cm để thoát nước, dùng sỏi có đường kính trong khoảng 6 đến 12 mm. sỏi phải được làm sạch khỏi các thành phần khoáng. Tuyệt đối không dùng đá có phản ứng với dung dịch dinh dưỡng bởi sẽ gây độc hại cho cây

Hình 3.3. Mặt cắt khay trồng
Hình 3.3. Mặt cắt khay trồng
Hình 3.4: Mặt đáy khay trồng
Hình 3.4: Mặt đáy khay trồng

Môi trường trồng thường dùng cát, vecmiculit hay peclit. Khi cần thiết cũng có thể dùng sỏi nhưng phải có nhiều kiến thức hơn về kỹ thuật thủy canh. Tốt nhất nên dùng cát, vecmiculìt hoặc peclit.
Cát có nhiều, về kích thước, dạng hạt, thành phần và màu sắc khác nhau. Tốt nhất nên dùng cát loại có đường kính hạt 2,0 – 2,5 mm. Hạt cát có thể có dạng tròn trơn, hoặc có góc cạnh. Tuyệt đối không dùng cát có lẫn vỏ sò (có chất đá vôi) hoặc lẫn các tạp chất dễ phân hủy như các chất hữu cơ.

Thường dùng cát sông rửa sạch, cỡ hạt 0,6 – 2,0 mm. Cát xây dựng thông thường cũng được dùng, tuy nhiên phải đảm bảo sạch, không lẫn tạp chất có thể gây ảnh hưởng đến pH của dung dịch dinh dưỡng.
Người làm vườn chuyên nghiệp quy mô lớn có thể xử lý để có cát sạch, bằng cách ngâm cát qua đêm trong dung dịch supephosphat đậm đặc. Sau khi xử lý, các hợp chất chứa canxi chuyển hóa thành tricanxi phosphat bám cứng trên bể mặt cát, chúng không còn khả năng ảnh hưởng tới dung dịch dinh dưỡng.

Đơn giản có thể thử xem cát có chứa tạp chất hay không, là lấy một lớp cát dày 6 mm cho vào ống thủy tinh, cho dung dịch axit clohyđric vào, nếu dung dịch sôi nhiều thì cát còn chứa nhiều tạp chất đá vôi.
Vecmiculit là một loại khoáng chất mica có chứa silicat sắt nhôm magie hyđrat, trong tự nhiên có dạng tấm, bản tinh thể, rất mỏng, có nhiều ở Phalabarwa vùng Đông Bắc Transvaal, được khai thác và xuất khẩu đến nhiều nơi. Phần lớn được dùng trong kỹ thuật và xây dựng, chỉ một lượng nhỏ cấp cho kỹ thuật thủy canh.

Để sản xuất vecmiculit cho kỹ thuật thủy canh, người ta lấy quặng trung tính, cho vào nước phải có pH = 7. Nên lưu ý ràng vecmiculit công nghiệp có pH vượt quá 9 không được dùng trong nuôi trồng thủy canh.
Vecmiculit dùng trong thủy canh nên lấy loại có cỡ 1 – 3 mm, do các hạt lớn hơn dễ phân tách thành các miếng mỏng.

Quặng khoáng vecmiculit ban đầu được nghiền vụn, qua sàng để có được kích cỡ thích hợp, sau đó cho vào lò nung đến l .000 độ C để tạo thành các hạt xốp nhẹ, nở ra với thể tích gấp nhiều lần thể tích ban đầu. Sản phẩm cuối cùng có khả năng hấp thu rất cao, khối lượng riêng nhẹ (110 kg/m3), độ dẫn điện kém (hầu như không dẫn điện) và hoàn toàn vô trùng. Với những tính năng vừa nêu, vecmiculit được xem là vật liệu lý tưởng làm môi trường nền trong kỹ thuật thủy canh. Tuy nhiên vật liệu này có nhược điểm là khi dùng lâu dễ bị gãy vỡ và có xu hướng trở lại trạng thái vật lý ban đầu.

Một loại vật liệu nền khác cũng thường được sử dụng là peclit. Trong thành phần quặng peclit có chứa silicat nhôm, kali và nitrat, Để có sản phẩm peclit dùng trong kỹ thuật thủy canh người ta nung ở nhiệt độ 910°c, các hạt peclit sẽ trương nở tạo ra các lỗ mao dẫn trên bề mặt. Sản phẩm vừa xốp vừa nhẹ, rất phù hợp làm môi trường nền trong trồng thủy canh.

Xem tiếp : Cách trồng rau thủy canh qui mô gia đình (phần 2)

Xem thêm

Những thực phẩm có thể gây sảy thai

Quá trình mang thai là giai đoạn quan trọng nhất để tạo nên nền tảng …

Cảnh báo nguy cơ chết người khi ăn phải khoai tây mọc mầm

Rất nhiều gia đình tiết kiệm,sợ phung phí thức ăn khi vẫn sử dụng khoai …