Trang chủ / Cách trồng rau / Cách trồng Mướp an toàn

Cách trồng Mướp an toàn

1.Đặc tính sinh học

Mướp cùng với bí xanh, bí đỏ, là những cây ưa nhiệt độ cao, thích hợp 25-30oC. Tùy giống, từ khi trồng đến thu hoạch từ 60 -80 ngày, thời gian cho trái từ 50 – 60 ngày.

cắt dây mướp ta sẽ có dòng nhựa để chăm sóc làn da
cắt dây mướp ta sẽ có dòng nhựa để chăm sóc làn da

2.Giống

Mướp trồng hiện nay chủ yếu là các giống địa phương như mướp trâu, mướp hương…

3.Cách gieo trồng

Thời vụ :

Gieo từ tháng 2 – tháng 6. Vụ Đông Xuân nhiệt độ thấp cây sinh trưởng kém, ít đậu trái.

Cách trồng :

Gieo hạt trực tiếp xuống hốc trồng, hoặc ươm trên luống ươm, bầu đất. Nếu gieo ươm thì cây có 2 – 3 lá thật thì bứng đem trồng.

Làm đắt kỹ, lên luống rộng 2,5 – 3m. Rạch một hàng giữa luống, gieo hạt hoặc trồng cây con theo hốc. Hốc trồng cách nhau 30 – 40cm. Mỗi hốc gieo 3 – 4 hạt, để lại 2 cây, mật độ khoảng 7.000  – 10.000 cây/1.000m2.

4.Phân bón ( cho 1.000m2)

Bón lót:

1,8 – 2 tấn phân hữu cơ hoai + 8-10 kg super lân + 4-5 kg KCl.

Bón thúc :

Khi cây con được 20 ngày hoặc sau khi trồng 7 – 8 ngày bón thúc lần đầu. Sau đó khoảng 20 ngày bón một lần. Mỗi lần bón khoảng 5 – 6kg  Urê + 8 – 10kg KCl, hòa nước tưới gốc. Không bón nhiều đạm quá để cây khỏi bị lốp, cây tốt lốp chỉ nhiều lá mà ít trái. Có thể dùng phân KNO3 phun lên cây hoặc tưới gốc.

5. Chăm sóc

Khi cây còn nhỏ cần xới đất, làm cỏ và vun gốc. Khi cây cao 20 – 30cm có tua leo thì làm giàn. Giàn mướp nên làm theo kiểu mái bằng, cao 1,5  – 2m, mỗi hốc cắm một cây dóc cho mướp bám leo lên giàn. Có thể làm một khu vườn mướp cố định để làm giàn chắc chắn sử dụng nhiều vụ.

Khi mướp đã lên giàn, ta tỉa bớt các gốc lá cho thoáng. Để chọn trái mướp giống, ta chọn trái thứ 2 – 3 trở lên, trái lớn, để già hẳn trên cây sau hái về phơi khô để gác bếp hoặc để trong chai lọ khô và kín, vụ sau lấy hạt trồng.

6. Sâu bệnh

Sâu bệnh hại mướp giống như với cây bí xanh. Ngoài ra mướp rất thường bị bọ xít (Aspongopus fuscus) hại lá non, ngọn và trái non làm trái nhỏ và rụng nhiều. Phòng trừ bọ xít bằng tay hoặc dùng bàn đập bắt giết, phun các thuốc Sherpa, Fastac, Polytrin, Fenbis, Sherzol…Ong chích trái mướp cũng rất phổ biến song hiện chưa có cách phòng trừ hữu hiệu.

Sổ tay trồng rau sạch an toàn

Xem thêm

Những thực phẩm ngăn ngừa sa sút trí tuệ

Người lớn tuổi Việt Nam thường quan niệm ăn gì bổ nấy chẳng hạn như …

Cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch (phần 2)

Đây là phần tiếp theo trong loạt bài chia sẻ về kinh nghiệm cách trồng sầu riêng. Bài thứ 2 sẽ là chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch. Nếu bạn chưa xem phần 1 về cách trồng sầu riêng thì vui lòng xem lại link sau :

2 bình luận

  1. Trong quả mướp có chất saponin, chất nhầy, xylan, chất bép protein (1.5%) vitamin B và C, muối nitrat. Trong nhân hạt có 41 – 45 % chất dầu

    Theo đông y quả mướp có vị ngọt, tính bình, thanh nhiệt, trừ thấp, lợi tiểu, tiêu đờm, mát máu, giải độc, thông kinh mạch, làm ra sữa, khỏi lở sưng đau nhức và bổ khí an thai.

  2. NguyeenxVawn La

    Tôi rất ngạc nhiên đólà mật đọ trồng mướp 1,2 mét vuông một cây thì nó dầy dây và lá