Trang chủ / Cách trồng rau / Cách trồng cây ớt làm giàu

Cách trồng cây ớt làm giàu

Cây ớt là loại cây đã được con người trồng trọt và thu hái từ lâu đời. Với không ít người, quả cây ớt là loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn, giúp làm tăng cảm giác ngon miệng

Trái cây ớt
Trái cây ớt

Hiện tại, bà con vùng trồng hoa màu Đồng bằng sông Cửu Long thật sự đang làm giàu từ việc trồng ” quả ớt cay xè” này.

1. Thời vụ:

Cây ớt có thể trồng được quanh năm.

2. Giống:

Có thể sử dụng giống số 20, 22, 24 của Công ty CP Giống cây trồng miền Nam, giống cây ớt hiểm của Công ty Tân Đông Tây. Lượng giống cần trồng cho 1 ha là 150 – 200 gam (tùy theo giống).

 3. Liếp trồng:

Liếp rộng 1,2 – 1,4m, cao 30 – 40cm, rãnh rộng 40cm. Trồng hàng đôi, cây cách cây 40cm. Vào mùa mưa nên làm mương sâu quanh ruộng, lên liếp cao để nước thoát dễ dàng sau mỗi cơn mưa.

 4. Phân bón:

Lượng phân bón: Tùy chân đất tốt hoặc xấu lượng phân có thể tăng hoặc giảm, dưới đây là lượng phân bón trung bình cho 1ha là:

Phân chuồng: 30 tấn, Supe lân/lân vi sinh: 300 – 500kg, NPK: 600 – 1.000kg, Urê: 180kg, Kali: 250kg

 Cách bón:

Bón lót:

Bón toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lân + 1/5 lượng phân NPK + Kali.

Bón thúc:

Chia đều lượng phân còn lại 4 – 6 lần, nên bón vùi phân vào đất để phân không bị bốc hơi, rửa trôi.

Giữa các lần bón thúc và trong thời gian thu hoạch có thể phun thêm phân bón lá. Có thể sử dụng phân bón lá như Micracle – Gro, Yogen, … theo nồng độ ghi trên nhãn. Hoặc dùng các loại phân bón sinh học để giảm bớt lượng phân hóa học.

5. Chăm sóc:

– Trồng dặm: Sau khi trồng 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây ớt chết vào buổi chiều mát, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây ớt bị héo.

– Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước cho cây ớt suốt thời gian sinh trưởng nhưng tránh để ngập úng. Tưới rãnh hoặc tưới có hệ thống tưới nhỏ giọt và có màng phủ nông nghiệp có thể 3 – 5 ngày tưới một lần, tùy mùa vụ.

– Làm giàn: Khoảng 30 ngày sau khi cấy có thể cắm chà dọc theo mép luống, giăng dây chân theo đường zích zắc để giữ cho ớt không đỗ ngã, các tầng trên giăng dây dọc theo mép luống, cao hơn tầng dây chân 20cm.

– Tỉa nhánh: Khi trồng được 20 – 25 ngày, tiến hành tỉa bỏ những nhánh gốc dưới chạng 3 của cây ớt giúp cho cây ra hoa tập trung, dễ chăm sóc, tạo sự thông thoáng cho ruộng ít bệnh.

6. Phòng trừ sâu bệnh:

Một số sâu bện hại chính trên cây ớt:

– Sâu đất, tuyến trùng: Xử lý đất trước khi trồng bằng

Regent 0.3G lên hốc gieo, hoặc sau khi cấy rãi quanh gốc.

– Sâu xanh: Atabron, Biocin…phun khi sâu tuổi còn nhỏ, kết hợp diệt sâu và trứng bằng tay.

– Nhóm chích hút: Bọ trĩ, rầy xanh, nhện: Actara, Confidor, …theo nồng độ khuyến cáo.

– Sâu vẽ bùa: Ofunack, Trigard… vào lúc sáng sớm

– Bệnh chết cây: Coc 85, Topsin, … tưới gốc khi ruộng vừa chớm bệnh, kết hợp nhổ bỏ cây bệnh đem đốt.

–    Bệnh thán thư  trên trái:    Topsin,    Nustar, Carbendazim,… phun sớm khi cây ớt vừa mới nhiễm bệnh, có thể phun phòng khi thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển như mưa dầm, sương mù, mưa nắng xen kẽ, kết hợp với tỉa bỏ trái bệnh. Đồng thời tỉa bớt nhánh, thoát nước, cắm chà, giăng dây để giảm ẩm độ trong ruộng.

– Bệnh thối đít trái do thiếu can-xi: Phun định kỳ

7 – 10 ngày/lần khi cây bắt đầu cho trái bằng Nitrate canxi

(Ca(NO3)2), nồng độ 20 – 25g/16lít

Chú ý: Sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng” và có thời gian cách ly an toàn.

7. Thu hoạch:

65 – 70 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Cứ 2 – 3 ngày thu 1 lần. Tùy theo yêu cầu của thị trường có thể thu trái xanh hoặc chín đỏ.

Cẩm nang trồng rau ăn quả an toàn

 

Xem thêm

Kỹ thuật trồng ớt cho nhà vườn

Ớt là loại cây thuộc họ cà, tên khoa học của nó là Capsicum annum …

Thu hoạch gần 100 kg rau từ mảnh vườn 10m2

Chỉ sau một tháng trồng rau muống, rau cải… đã mọc xanh mơn mởn, phủ …

1 bình luận