Trang chủ / Cách trồng rau / Cách trị bệnh rễ và nấm rễ cây trong kỹ thuật trồng rau sạch thủy canh (phần 2)

Cách trị bệnh rễ và nấm rễ cây trong kỹ thuật trồng rau sạch thủy canh (phần 2)

3. Mầm bệnh và phản ứng cây trồng

Bệnh rễ với các mầm bệnh đặc trưng trong hệ thống thủy canh tuần hoàn không phải lan truyền suốt quá trình kể từ khi ươm cây.

Tuy nhiên, Daughtrey và Schippers (1980) khi nghiên cứu với chủng Colletotrichum coccodes đã phát hiện sự nhiễm bệnh rất nhanh đến một nửa hệ thống thủy canh dùng kỹ thuật màng dinh dưỡng. Còn Vanachter và cộng sự (1983) đã nhấn mạnh đến rủi ro tiềm tàng cho cây cà chua, chủng Pythium spp và chủng Phytophthora nicotianae chính là nguồn gây bệnh rễ, song ồng cho rằng khả năng nhiễm bệnh và phát triển của chúng còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện nuôi trồng, bệnh chỉ phát triển trong những điều kiện thuận lợi.
Năm 1984, Pegg và Holdemess nghiên cứu ảnh hưởng của “tính cạnh tranh kích thích trong” trong cây cà chua thời kỳ sinh trưởng và khả năng nhiễm bệnh rễ bởi chủng Phytophthora nicotianae var parasitica. Sau khi hái quả, do giảm “tính cạnh tranh kích thích trong”, phần rễ cây phình to ra, trong khi đó phần bị che lá và bóng râm lại có ảnh hưởng ngược lại. Hiệu ứng này được thấy rõ khi hái quả cây cà chua trồng theo kỹ thuật thủy canh dược tiêm chích các bào tử Phytophthora trước đó 35 ngày. Cây bị hái quả héo gày dần đi trong khi các cây bên cạnh vẫn phát triển bình thường. Quan hệ giữa lượng cấp cacbonhydrat cho rễ và hiệu ứng nhiễm nấm rất phức tạp. Pegg cho rằng do hái quả hoặc ở điều kiện thừa ánh sáng, lượng cacbonhydrat sẽ dành cho rễ nhiều hơn và làm tăng hiệu ứng nhiễm bệnh cho rễ. Trong dung dịch dinh dưỡng càng có nhiều bào tử Phytophthora, rễ càng dễ bị tổn thương hơn. Các phát hiện vừa nêu được giải thích rằng do ‘cacbonhydrat tiết ra nhiều hơn khi cây bị hái quả (hoặc trong điều kiện thừa ánh sáng), nhờ nguồn thức ăn này các vi sinh vật trong vùng rễ có điều kiện phát triển.

Ảnh hưởng của Phytophthora với cây cà chua và các loài cây khác có lẽ còn tùy thuộc vào khả năng phát triển rễ mới của chúng. Hiệu ứng nhiễm nấm có thể không trở nên rõ ràng nếu như rễ đang ở thời kỳ dành dinh dưỡng cho phát triển cây. Song cũng phải nói thêm rằng chỉ cần khoảng 10% năng lực của bộ rễ cũng đủ cho sự phát triển của cả cây.

Năm 1986 Van der Vlught khi nghiên cứu cây dưa chuột lại cho rằng, bệnh học sinh lý rễ của cây dưa chuột không hẳn là do hiệu ứng “cạnh tranh kích thích trong” như đã nói ở trên. Bởi vì Vlught thấy ngay cả những cây không bị hái quả cũng không tránh khỏi nhiễm bệnh rễ. Vlught cho biết, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh rễ cho cây dưa chuột ]à xử lý môi trường với chung Curcubitafìcifoỉia sau khi hạt đã nảy mầm được 9 ngày.

Nghiên cứu bệnh của rau diếp trồng theo kỹ thuật màng dinh dưỡng và trồng trong châu, Funck-Jensen và Hockenhull cho biết, cả hai hệ thống đểu được cấy ghép chủng Pythìum, song mức bệnh ở hệ thống kỹ thuật màng dinh dưỡng thường thấp hơn so với ở hệ thống trồng trong chậu. Các tác giả lại đặt vấn đề, nếu như trồng cây ngập nước thì ảnh hưởng của Pythium có giảm đi so với cách trồng truyền thống không? pythium thường tìm thấy trong các hệ thống thủy canh, nó tồn tại dưới dạng saphrophyte không độc phía ngoài rễ cây. Bổ sung thêm đường sacroza lại làm tăng khả năng nhiễm bệnh, và người ta cho rằng rễ cây bài tiết ra những chất có thể gây bệnh.

4. Nấm bệnh trong hệ thống thủy canh

Một số thuốc diệt nấm đã chứng tỏ được hiệu quả hạn chế bệnh rễ do các chủng vi sinh vật Phytophthora và Pythium gây ra trong hệ thống thủy canh. Trong số các hoá chất này có etridiazol được dùng phổ biến ở Anh đã chứng tỏ hiệu quả đặc biệt đối với cây cà chua trồng trong dung dịch dinh dưỡng tuần hoàn. Nồng độ 20mg/l etridiazol (60 mg/l bột thấm ướt chứa 35% thành phần hoạt tính) được áp dụng có hiệu quả trong thời kỳ phát sinh rễ với kỹ thuật màng dinh dưỡng và cứ thế lặp lại theo chu kỳ 6 tuần một lần. Nồng độ thấp hơn (30 mg/l chất hoạt tính) cũng cho kết quả tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý là rễ cây bị hủy hoại ở nồng đô 50 mg/1. Cách áp dụng định kỳ đã nói trên chính là nhằm mục đích tránh cho rễ cây phải tiếp xúc tạm thời với nồng độ cao. Trong hệ thống thủy canh tuần hoàn, thuốc diệt nấm được ngâm dần trong thùng, trộn đều cùng lúc bổ sung dung dịch dinh dưỡng tuần hoàn trong hệ thống.

Năm 1985, Crum và cộng sự thấy ràng etridiazol hòa tan rất nhanh trong hệ thống tuần hoàn kỹ thuật màng dinh dưỡng. Tuy nhiên nồng độ giảm rất nhanh, ban đầu ở mức 29 mg/l giảm xuống 4 mg/l sau khi tuần hoàn 2 ngày, và chỉ còn 0,8 mg/l sau 8 ngày.

Năm 1983, Vanachter công bố tác dụng kiểm soát bệnh rễ cây cà chua của metalaxyl trong hệ thống thủy canh. Người ta sừ dụng nồng độ trong khoảng 0 đến 40 mg/l thành phần hoạt tính và đều cho kết quả tốt. Khi dùng nồng độ 10 mg/l (áp dụng 3 lần định kỳ 3 tuần 1 lần), phân tích quả cho thấy dư lượng metalaxyl là 0,09 đến 0,42 ppm (trung bình 0,19 ppm), mức độc hại này được xem là không đáng kể. Với nồng độ metalaxyl 5mg/l (thành phần hoạt tính), hiệu quả kiểm soát bệnh do Pythium gây ra cũng rất tốt. Gần đây Rouchaud và cộng sự cũng đã ghi nhận furalaxyl được dùng rộng rãi làm chất diệt nấm cho cây cà chua trong kỹ thuật trồng rau sạch và cho khả nâng bảo vệ cây trồng tốt. Phân tích quả cà chua trồng theo kỹ thuật màng dinh dưỡng có dùng thường xuyên furalaxyl (3 mg/l thành phần hoạt tính) cho thấy không có dấu vết dư hoá chất này, như vậy mức phân hủy của furalaxyl rất cao.

Propamocarb hyđroclorit có thể kiểm soát tốt bệnh rễ cây trồng trong hệ thống cát mịn và hệ thống kỹ thuật màng dinh dưỡng. Ở Anh, chất hóa học này được phê chuẩn tạm thời trong giai đoạn là 3 năm (bắt đầu từ tháng 2/1988) được sử dụng dưới nhãn mác cấm, tức là chỉ được sử dụng có chọn lựa trong trường hợp có rủi ro thương mại. Trong tương lai người sử dụng ở Anh phải tuân theo văn bản luật định và nhãn mác sản phẩm. Đối với cây cà chua, phải xử lý 4 lần trong một vụ, ít nhất là 2 ngày trước khi thu hoạch. Nồng độ quy định dùng thuốc bảo vệ thực vật là 1 ml /l dung dịch dinh dưỡng đối với nhân giống, 0,25 ml /1 lit dung dịch dinh dưỡng ở hệ thống trồng trên cát mịn hoặc 0,1 ml/l ở hệ thống kỹ thuật màng dinh dưỡng.
Tương tự được dùng để xử lý với cây dưa chuột ở hệ thống trồng trong cát mịn.

Năm 1985, Jamart cùng các cộng sự đã thử nghiệm thuốc diệt nấm Phytophthora fragariae cho cây dâu tây. Kết quả đạt được rất tốt sau khi thử nghiệm metalaxyl bốn ngày đêm ở nồng độ tương đối thấp 1,6 mg/l.

Ngoài ra cũng áp dụng thành công với cây rau diếp bằng tác nhân chống virut tương tự đối với bào tử nấm Olpidium, không cần phải sử dụng thuốc diệt nấm nhưng có thêm vào tác nhân hoạt tính bề mặt (thấm ướt), ví dụ, 20 ppm Agral cho vào dung dịch để diệt bào tử.

Kiến thức về sử dụng thuốc diệt nấm trong hệ thống trồng rau sạch còn hạn chế, mặc dù có tăng cường phổ biến kỹ thuật. Vấn đề không chỉ đơn thuần là chọn đúng các chất hóa học và nồng độ phù hợp không gây độc cho thực vật; phạm vi sử dụng các chất hóa học bảo vệ cây trồng nói chung là quá ít nên việc sản xuất ra các chất hóa học để đảm bảo cho quá trình thử nghiệm rất tốn kém.

5. Vi khuẩn trong hệ thống thủy canh

Các căn bệnh do vi khuẩn gây ra trong cây trồng thường là vấn đề nguy hiểm hơn so với do nấm, gần như là không kiểm soát được chúng bằng cách bổ sung thêm các chất hóa học vào dung dịch dinh dưỡng. Vi khuẩn Pseudomonas soỉanacearum gây bệnh héo cà chua dẫn tới giảm sản lượng, như đã biết ở một số vùng trên thế giới, ví dụ Gabon, Kenya, New Zealand và Seychelles.

Năm 1989, Van Peer và Schippers đã kết luận rằng Pseudomonas ức chế quá trình sinh trưởng và lan truyền dễ dàng trong hệ thống thủy canh. Sự phát triển của cây cà chua non bị giảm nếu dung dịch chất dinh dưỡng được cấy ghép vào huyền phù nhizosphere từ các cây trồng trước đó trong hệ thống thủy canh. Sự ức chế phát triển này kéo theo việc tăng đáng kể số lượng Pseudomonas huỳnh quang ở trong vùng rễ. Tác động bất lợi của các vi khuẩn có hại này có thể ngăn chặn bằng cách đưa vào chuỗi xúc tiến quá trình phát triển của Pseudomonas trong vùng rễ. Van Peer cùng các cộng sự thông báo hướng lựa chọn pseudomonas và cung cấp một sô’ mức kiểm soát sinh học để ngăn ngừa rối loạn trong cây cẩm chướng gây ra bởi Fusavium oxvsporum. Cạnh tranh giữa những vi sinh vật này có ảnh hưởng đến dạng phức sắt chelat trong dung dịch dinh dưỡng; Fe – EDDHA, phức chất Fe khá bền, tác động đến các căn bệnh ít hơn là Fe – DTPA.

Xem thêm

Kỹ thuật trồng rau sạch theo mô hình mới năm 2018

Khi nguồn tài nguyên đất càng ngày càng cạn kiệt, nguồn thức ăn sạch và …

Phương pháp mới giúp tăng năng suất cây trồng không cần dựa vào biến đổi gen hay thuốc trừ sâu

Một loại vi khuẩn tương tự như vi khuẩn trong dạ dày của con người …