Trang chủ / Cách trồng rau / Cách trị bệnh rễ và nấm rễ cây trong kỹ thuật trồng rau sạch thủy canh (phần 1)

Cách trị bệnh rễ và nấm rễ cây trong kỹ thuật trồng rau sạch thủy canh (phần 1)

Theo định nghĩa, trồng rau sạch không đòi hỏi phải thường xuyên khử trùng đất, do vậy tránh được chi phí tốn kém và công việc khó nhọc.

Bởi vì rễ cây không thể tự động vươn dài đến đất trong nhà kính để tiếp xúc với nấm, mầm bệnh hầu như không tránh khỏi. Tuy nhiên, vấn đề nấm, bệnh trong phạm vi nhà kính vẫn thường xuyên bị xấu đi do phương thức độc canh. Hơn nữa, dù có thực hiện khử trùng cẩn thận và hoàn toàn, vẫn phải thường xuyên bóc đi lớp đất đã nhiễm bệnh, nếu không bệnh sẽ dần lây lan sang các vùng đất đã xử lý.

Tuy được gọi là trồng rau sạch, đặc biệt khi không trồng trên nền đất cứng, vẫn có thể dễ dàng có mầm bệnh từ cây mang đến và từ đó có thể lây lan trong suốt quá trình. Stoughton đã tổng kết như sau: trong điều kiện trồng rau sạch, chắc chắn khả năng gây bệnh ít xảy ra. Trong dung dịch dinh dưỡng, nấm và các mầm bệnh vi khuẩn ít có điều kiện phát triển hơn so với trong đất. Ví dụ, giun tròn thường là nhân tố gây hại cho trồng trọt, đặc biệt là vùng nhiệt đới, nhưng chúng lại không có khả năng phát triển nhanh trong dung dịch. Tuy nhiên,với cùng một loại dung dịch, nếu có một cây nào đó bị nhiễm bệnh thì khả năng gây bệnh cho cây khác chắc chắn vản có thể xảy ra. Đã có những báo cáo nói rằng khả năng lan truyền nhanh các mầm bệnh trong hệ thống thủy canh, nhất là những ngưòi làm vườn dùng chất nền tự nhiên và các chất trợ cho phương pháp thủy canh không dùng hệ thống tuần hoàn. Tuy nhiên, kinh nghiệm ở Anh và Hà Lan cho thấy tuy có xảy ra bệnh tật cho cây trồng song không phải dễ lan truyền như một số báo cáo vẫn thổi phổng. Thực ra còn nhiều mâu thuẫn trong các tranh luận đòi hỏi kỹ thuật thủy canh phải phát triển và làm rõ trong tương lai.

1. Vấn đề sinh lý cơ bản của bệnh rễ

Bệnh rễ ít khi được nói đến trong kỹ thuật thủy canh, tuy nhiên so với kỹ thuật trồng trong đất thì bệnh rễ trong kỹ thuật trồng trong dung dịch lại có được sự quan tâm nhiều hơn bởi trong kỹ thuật này rễ luôn được giám sát chặt chẽ.

Một số căn bệnh rễ phát sinh từ quá trình già cỗi tự nhiên và sau đó là do quá trình phân hủy vật chất cặn đọng bởi các vi sinh vật. Quan sát sự phát triển của cà chua trong hệ thống kỹ thuật màng dinh dưỡng, Hurd (1979) đã nhận tháy, bắt đầu vào thời điểm ra hoa thì rễ cây phát triển chậm dần và ngừng phát triển hẳn sau 4 tuần (180 ngày kể từ ngày gieo hạt). Ở thời kỳ này các rễ già thường có xu hướng mất dần màu, phần rễ cây già nhất khi chuyển sang màu nâu nhạt sẽ chết đi. Thời điểm rễ chết đi trùng khớp với thời điểm cây có nhiều quả nhất. Điều đó phản ánh sự cạnh tranh giữa rễ cây và chồi cây trong quá trình quang hợp. Tuy nhiên bình thường vẫn có rễ trắng mới mọc ở đầu rễ, trong trường hợp này chỉ cần một mầm bệnh tiềm tàng trong rễ nếu không được cách ly sẽ dẫn đến hậu quả khó kiểm soát.

2. Nơi thường mắc bệnh rễ

Người ta thấy có sự liên quan rất rõ giữa bệnh rễ và thời kỳ phát triển của cây. Năm 1980, Dautrey và Schippers nhận thấy bệnh rễ trong kỹ thuật màng dinh dưỡng xuất phát từ các cây khẳng khiu già cỗi mà không phải từ các cây ban đầu được gieo từ các hạt mầm khoẻ mạnh. Trong hệ thống thủy canh dùng kỹ thuật màng dinh dưỡng, triệu chứng rễ chết luôn bắt đầu từ nơi rễ bị tổn thương và chính từ đó chỉ cần một mầm bệnh yếu cũng có thể dần đến nặng hơn. Những quan sát này đều phù hợp với những quan sát trước đó khi kỹ thuật màng dinh dưỡng đã phát triển, cụ thể là các bệnh thông thường trong rễ cây cà chua. Do vậy, nếu công tác quản lý và kỹ thuật được thực hiện tốt thì có khả năng loại bỏ hoàn toàn được vấn đề này, Thông khí tốt bằng cách dùng rãnh rộng và giảm chiều cao dung dịch cũng chắc chắn giải quyết tốt được vấn đề bệnh tật cho rễ. Hiện tượng thối rễ thường đi kèm với việc tích tụ muối cũng đồng thời có thể khắc phục được nếu áp dụng chiều cao vật liệu nền thích hợp và cách phun tưới dung dịch. Chiều cao lớp nền thường là 6,5 cm khi dùng nền cát mịn, song nếu sử dụng kỹ thuật màng dinh dưỡng thì chiều cao này chưa đủ vì một phần nền phải ngập trong nước.

Ngay cả khi hệ thống thủy canh đã được khử trùng cẩn thận, trong lớp nền và trong các khay vẫn còn có tàn dư của chất khử trùng. Do vậy, suốt 3 năm nghiên cứu trồng cà chua theo kỹ thuât màng dinh dưỡng, Price vẫn thấy có tới 35 loài nấm có mặt trong hệ thống, tuy nhiên không có loài nào trong đó có ảnh hưởng tới cà chua. Sự có mặt của quần thể vi sinh “bình thường” này thực chất lại giúp ích cho cây trồng. Trong một số trường hợp, bệnh rễ được phát hiện do mầm bệnh từ bên ngoài đưa vào trước khi quần thể vi sinh đó phát triển. Do vậy cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng vật liệu có chứa tạp chất và nhất thiết phải khử trùng hợp vệ sinh.

Xem tiếp : Cách trị bệnh rễ và nấm rễ cây trong kỹ thuật trồng rau sạch thủy canh (phần 2)

Xem thêm

Kỹ thuật trồng rau sạch theo mô hình mới năm 2018

Khi nguồn tài nguyên đất càng ngày càng cạn kiệt, nguồn thức ăn sạch và …

Phân bón cho hoa hồng

Sản lượng hoa càng nhiều nhu cầu phân bón càng lớn. Hoa hồng là loại …