Cymbidium – Địa lan

Cymbidium được tìm ra do nhà thực vật học người Thụy Điển tên là Olof Swartz vào năm 1799, tên của nó do từ tiếng Hy Lạp: kumbols có nghĩa là lõm sâu, vì môi hoa của các loài này cong lõm như lòng thuyền.

Giống này có khoảng 40 -60 loài hoang dã ( 120 loài , theo Lecoufle M.) có nguồn gốc châu Á, từ Hymalaya đến tận bờ biển Trung Quốc, Úc, Nhật.

Cymbidium sống bám trên cây (phong lan) hay ở mặt đất ( địa lan) với lá hẹp dài, phần gốc phù mập thành giả hành. Phát hoa ở gần đáy của các giả hành, đứng thẳng hay cong thòng, thường dài và mang nhiều hoa. Hoa to, 3 lá đài và 2 cánh hoa rời và giống nhau. Môi có 3 thùy, trong đó 2 thùy bên dựng đứng, thùy giữa có 2 sọc nổi nhô lên. Trụ khá cao, hai phấn khối nối với mộ vĩ phấn chung nằm trên một gót dĩa to.

Sắc hoa Cymbidium

Dù đây là giống không quan trọng ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng lại là giống lan cắt cành chủ lực của vùng cao như Đà Lạt. Ở đấy có 2 loài mọc hoang dã trong rừng thông đã được các nước Tây Âu sử dụng rộng rãi để lai, đó là Hồng lan ( Cymbidium insigneCymbidium erythrostylum). Ở vùng thấp như Thành phố Hồ Chí Minh thì có Đoản kiếm (Cymbidium aloifolum) là trồng phổ biến hơn cả.

Sở dĩ các loài lan này không được trồng ở thành phố chúng ta vì chúng bị nhiệt độ khống chế: chúng sống phù hợp ở những nơi mà nhiệt độ thay đổi trong ngày từ 21oC đến 38oC và ban đêm phải lạnh. Ở cây trưởng thành, nhiệt độ ban đêm phải ở 14oC -10oC. Khi cây có hoa thì nhiệt độ phải ở khoảng 14oC. Trong thời kỳ nghỉ, nhiệ độ phải ở khoảng 29,5oC.

Kỹ thuật nuôi trồng hoa lan

Xem thêm

Nghệ nhân trồng bon sai săn tìm duối lùn ngày càng nhiều

Ngày càng nhiều nghệ nhân trồng bonsai chuyển hướng sang tìm những loại cây độc …

Hoa lê: Trường thọ, hiếu thảo.

Ý nghĩa của các loài hoa, cây cảnh mà bạn nên biết khi mang về nhà

Cẩm tú cầu: Một biểu tượng thể hiện tình yêu, lòng biết ơn và giác …